Thành viên Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu gồm có những ai? Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu hoạt động theo nguyên tắc nào?
Thành viên Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu gồm có những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 171/2007/QĐ-TTg, có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Các Thành viên của Uỷ ban sông Cầu gồm:
a) Chủ tịch Uỷ ban sông Cầu: là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân của một trong sáu tỉnh thuộc lưu vực, đảm nhiệm luân phiên theo thứ tự bảng chữ cái với 3 năm cho nhiệm kỳ đầu và 2 năm cho các nhiệm kỳ tiếp theo. Chủ tịch Uỷ ban sông Cầu nhiệm kỳ đầu là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên;.
b) Phó Chủ tịch: là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;..
c) Các Uỷ viên: là đại diện lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu; đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công Thương nghiệp, Thủy sản, Xây dựng, Giao thông vận tải và Văn phòng Chính phủ.
2. Giúp việc Uỷ ban sông Cầu là Văn phòng Uỷ ban sông Cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì thành viên Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu gồm có Chủ tịch Ủy ban; Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu (Hình từ Internet)
Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 171/2007/QĐ-TTg, có quy định về hoạt động của Uỷ ban sông Cầu như sau:
Hoạt động của Uỷ ban sông Cầu
1. Uỷ ban sông Cầu hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; quyết định theo đa số.;
2. Uỷ ban sông Cầu họp định kỳ sáu tháng một lần. Khi cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban có thể triệu tập họp bất thường;
3. Uỷ ban sông Cầu được sử dụng con dấu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; quyết định theo đa số.
Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 171/2007/QĐ-TTg, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban sông Cầu như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban sông Cầu
1. Tổ chức và, hướng dẫn việc thực hiện Đề án tổng thể sông Cầu.;
2. Điều phối và giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng trong hoạt động bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu.;
3. Thông qua và chỉ đạo việc thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch hành động năm năm và hàng năm theo nguyên tắc phối hợp giữa các tỉnh thuộc lưu vực.;
4. Kiến nghị các Bộ, ngành liên quan để chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai các chương trình, dự án nhằm thực hiện Đề án tổng thể sông Cầu và các chương trình, dự án khác về bảo vệ môi trường tại lưu vực sông Cầu.;
5. Kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể sông Cầu.;
6. Chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về môi trường trong việc triển khai Đề án tổng thể sông Cầu.;
7. Huy Vận động các nguồn lực trong nước và quốc tế để hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án tổng thể sông Cầu và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững lưu vực sông Cầu.;
8. Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch đã được phê duyệt.;
9. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giải quyết xử lý các tranh chấp, vướng mắc giữa các địa phương trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường lưu vực vượt quá thẩm quyền. mà Uỷ ban sông Cầu không giải quyết được;
10. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các nội dung của Đề án tổng thể sông Cầu.
Theo đó, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức và, hướng dẫn việc thực hiện Đề án tổng thể sông Cầu.;
- Điều phối và giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng trong hoạt động bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu.;
- Thông qua và chỉ đạo việc thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch hành động năm năm và hàng năm theo nguyên tắc phối hợp giữa các tỉnh thuộc lưu vực.;
- Kiến nghị các Bộ, ngành liên quan để chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai các chương trình, dự án nhằm thực hiện Đề án tổng thể sông Cầu và các chương trình, dự án khác về bảo vệ môi trường tại lưu vực sông Cầu.;
- Kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể sông Cầu.;
- Chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về môi trường trong việc triển khai Đề án tổng thể sông Cầu.;
- Huy Vận động các nguồn lực trong nước và quốc tế để hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án tổng thể sông Cầu và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững lưu vực sông Cầu.;
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch đã được phê duyệt.;
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giải quyết xử lý các tranh chấp, vướng mắc giữa các địa phương trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường lưu vực vượt quá thẩm quyền. mà Uỷ ban sông Cầu không giải quyết được;
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các nội dung của Đề án tổng thể sông Cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?