Thành viên Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Ai có quyền quyết định thành lập Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
- Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có bao nhiêu thành viên?
- Thành viên Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Phiên họp của Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được diễn ra khi có bao nhiêu thành viên tham dự?
Ai có quyền quyết định thành lập Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 24/2017/TT-NHNN bị sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 11/2020/TT-NHNN quy định về cơ cấu tổ chức của Tổ giám sát thanh lý như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tổ giám sát thanh lý
1. Thống đốc hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định việc thành lập Tổ giám sát thanh lý, chỉ định Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý, việc sử dụng con dấu của Tổ giám sát thanh lý, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và các thành viên Tổ giám sát thanh lý.
...
Theo đó, Thống đốc hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyền quyết định việc thành lập Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thành viên Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? (hình từ Internet)
Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có bao nhiêu thành viên?
Theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 24/2017/TT-NHNN bị sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 11/2020/TT-NHNN quy định về cơ cấu tổ chức của Tổ giám sát thanh lý như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tổ giám sát thanh lý
...
2. Tổ giám sát thanh lý có tối thiểu (05) thành viên đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư này bao gồm:
a) Đại diện Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
b) Đại diện của tổ chức tín dụng khác được chỉ định theo đề nghị của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng đó (trường hợp Thống đốc chỉ định một tổ chức tín dụng khác tham gia giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng).
Theo đó, Tổ giám sát thanh lý có tối thiểu 5 thành viên đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư 24/2017/TT-NHNN bao gồm:
- Đại diện Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
- Đại diện của tổ chức tín dụng khác được chỉ định theo đề nghị của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng đó (trường hợp Thống đốc chỉ định một tổ chức tín dụng khác tham gia giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng).
Thành viên Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Theo Điều 15 Thông tư 24/2017/TT-NHNN quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên Tổ giám sát thanh lý như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên Tổ giám sát thanh lý
1. Có bằng Đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán và có ít nhất ba (03) năm công tác trong ngành ngân hàng hoặc bảo hiểm tiền gửi.
2. Không phải là cổ đông, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng thanh lý của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị thanh lý tài sản.
Theo đó, thành viên Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng những tiêu chuẩn như sau:
- Có bằng Đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán và có ít nhất 3 năm công tác trong ngành ngân hàng hoặc bảo hiểm tiền gửi.
- Không phải là cổ đông, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng thanh lý của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị thanh lý tài sản.
Phiên họp của Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được diễn ra khi có bao nhiêu thành viên tham dự?
Theo khoản 3 Điều 16 Thông tư 24/2017/TT-NHNN quy định về Cơ chế hoạt động của Tổ giám sát thanh lý như sau:
Cơ chế hoạt động của Tổ giám sát thanh lý
1. Các thành viên Tổ giám sát thanh lý làm việc theo cơ chế kiêm nhiệm.
...
3. Phiên họp của Tổ giám sát thanh lý chỉ được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 tổng số thành viên. Các quyết định của Tổ giám sát thanh lý chỉ được thông qua khi có sự đồng ý của đa số thành viên có mặt tại cuộc họp. Trường hợp có số phiếu biểu quyết hợp lệ ngang nhau thì nội dung có phiếu biểu quyết tán thành của Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý là nội dung được thông qua.
...
Phiên họp của Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 tổng số thành viên.
Các quyết định của Tổ giám sát thanh lý chỉ được thông qua khi có sự đồng ý của đa số thành viên có mặt tại cuộc họp.
Trường hợp có số phiếu biểu quyết hợp lệ ngang nhau thì nội dung có phiếu biểu quyết tán thành của Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý là nội dung được thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?