Thành viên tạo lập thị trường có những quyền và nghĩa vụ gì? Thành viên tạo lập thị trường hoạt động ra sao?
Việc đăng ký thành viên tạo lập thị trường được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 24. Đăng ký thành viên tạo lập thị trường
1. Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt đồng thời là thành viên bù trừ được đăng ký làm thành viên tạo lập thị trường trên cơ sở hợp đồng tạo lập thị trường ký với Sở giao dịch chứng khoán.
2. Sở giao dịch chứng khoán được điều chỉnh số lượng thành viên tạo lập thị trường, từ chối đăng ký thành viên tạo lập thị trường, từ chối gia hạn hợp đồng tạo lập thị trường.
3. Hồ sơ đăng ký thành viên tạo lập thị trường trên thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm các tài liệu sau:
a) Giấy đăng ký thành viên tạo lập thị trường theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp;
c) Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Sở giao dịch chứng khoán.
4. Hồ sơ đăng ký thành viên tạo lập thị trường được lập thành 01 bộ gốc. Trường hợp tài liệu trong hồ sơ là bản sao thì phải là bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực. Hồ sơ này gửi đến Sở giao dịch chứng khoán theo hình thức trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thành viên tạo lập thị trường:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có văn bản yêu cầu tổ chức đăng ký thành viên tạo lập thị trường triển khai thử nghiệm chức năng tạo lập thị trường;
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có văn bản yêu cầu tổ chức đăng ký thành viên tạo lập thị trường sửa đổi, bổ sung.
6. Sau khi thành viên hoàn tất thử nghiệm chức năng yết giá phục vụ hoạt động tạo lập thị trường, Sở giao dịch chứng khoán ban hành thông báo chấp thuận nguyên tắc làm thành viên tạo lập thị trường để thành viên triển khai các công việc chuẩn bị cho hoạt động tạo lập thị trường theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán.
7. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày thành viên hoàn tất các công việc chuẩn bị triển khai hoạt động, Sở giao dịch chứng khoán ra Quyết định chấp thuận tư cách thành viên tạo lập thị trường và công bố thông tin về thành viên mới trên phương tiện công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán.
8. Sở giao dịch chứng khoán từ chối chấp thuận tư cách thành viên tạo lập thị trường trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức đăng ký thành viên không đáp ứng được các điều kiện làm thành viên tạo lập thị trường;
b) Hồ sơ đăng ký làm thành viên tạo lập thị trường có tài liệu giả mạo hoặc có thông tin sai sự thật;
c) Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được chấp thuận nguyên tắc làm thành viên tạo lập thị trường, thành viên không thực hiện các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này;
d) Trong vòng 90 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, thành viên không hoàn thiện các thủ tục để được chấp thuận tư cách thành viên.
Sở giao dịch chứng khoán có văn bản gửi tổ chức đăng ký làm thành viên tạo lập thị trường nêu rõ lý do từ chối và thực hiện công bố thông tin trên phương tiện công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán.
9. Việc đình chỉ hoạt động tạo lập thị trường của thành viên tạo lập thị trường, chấm dứt, hủy bỏ tư cách thành viên tạo lập thị trường, các hình thức xử lý vi phạm của thành viên tạo lập thị trường và các hoạt động khác liên quan đến thành viên tạo lập thị trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán."
Theo đó, việc đăng ký thành viên tạo lập thị trường thực hiện theo quy định trên.
Thành viên tạo lập thị trường (Hình từ Internet)
Thành viên tạo lập thị trường có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường
1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên giao dịch:
a) Thực hiện lệnh giao dịch của nhà đầu tư sau khi đã bảo đảm nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch, tài khoản ký quỹ và ký quỹ đầy đủ theo yêu cầu của thành viên bù trừ; định kỳ hoặc theo yêu cầu của nhà đầu tư cung cấp đầy đủ thông tin về các hoạt động trên tài khoản giao dịch cho nhà đầu tư;
b) Thành viên giao dịch bị đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách thành viên có nghĩa vụ thỏa thuận, xác lập thành viên giao dịch thay thế, có trách nhiệm cung cấp mọi thông tin cần thiết về nhà đầu tư cho thành viên giao dịch thay thế và tiếp tục thực hiện mọi nghĩa vụ của mình cho tới khi hoàn tất việc bàn giao quyền, nghĩa vụ cho thành viên giao dịch thay thế;
c) Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 47 Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn.
2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên giao dịch đặc biệt:
a) Được đầu tư chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở là trái phiếu Chính phủ cho chính thành viên đó;
b) Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 47 Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn.
3. Quyền và nghĩa vụ của thành viên tạo lập thị trường:
a) Được hưởng các ưu đãi theo thỏa thuận với Sở giao dịch chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật;
b) Mở tài khoản tạo lập thị trường tách biệt với tài khoản tự doanh và các tài khoản giao dịch của nhà đầu tư;
c) Thực hiện báo giá theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán."
Theo đó, thành viên tạo lập thị trường có những quyền và nghĩa vụ theo quy định trên.
Thành viên tạo lập thị trường hoạt động ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 58/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 18. Hoạt động của thành viên tạo lập thị trường
1. Thành viên tạo lập thị trường thực hiện nghĩa vụ tạo lập thị trường theo hợp đồng tạo lập thị trường và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
2. Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện giao dịch tạo lập thị trường và tự doanh nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam."
Theo đó, hoạt động của thành viên tạo lập thị trường được quy định như trên.
Thành viên giao dịch trở thành thành viên tạo lập thị trường trên thị trường chứng khoán phái sinh khi đáp ứng các điều kiện gì?
Thành viên tạo lập thị trường không tuân thủ nghĩa vụ theo quy chế thì có bị đình chỉ hoạt động tạo lập thị trường không?
Thành viên tạo lập thị trường có bắt buộc phải mở tài khoản tạo lập thị trường tách biệt với tài khoản tự doanh hay không?
Hoạt động tạo lập thị trường là gì? Cơ quan nào được từ chối đăng ký thành viên tạo lập thị trường?
Giá dịch vụ giao dịch của thành viên tạo lập thị trường chứng khoán là bao nhiêu? Thời gian trả phí là khi nào?
Thủ tục đăng ký thành viên tạo lập thị trường phải theo quy định nào của pháp luật về chứng khoán? Hồ sơ để đăng ký thành viên tạo lập thị trường bao gồm những gì?
Việc đăng ký thành viên tạo lập thị trường được quy định như thế nào? Hồ sơ đăng ký thành viên tạo lập thị trường trên thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm những gì?
Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên tạo lập thị trường thì Sở Giao dịch Chứng khoán có phải báo cáo Bộ Tài chính hay không?
Thành viên tạo lập thị trường có những quyền và nghĩa vụ gì? Thành viên tạo lập thị trường hoạt động ra sao?
Thành viên tạo lập thị trường bị hủy bỏ tư cách trong trường hợp nào? Thành viên tạo lập thị trường có phải là thành viên giao dịch hay không?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?