Thành viên hợp danh ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hợp danh hoàn trả lại cả gốc lẫn lãi không?
- Việc phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh thuộc trách nhiệm của ai?
- Thành viên hợp danh ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hợp danh hoàn trả lại cả gốc lẫn lãi không?
- Thành viên hợp danh được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác khi nào?
Việc phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh thuộc trách nhiệm của ai?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020 về điều hành kinh doanh của công ty hợp danh:
Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh
...
4. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nghĩa vụ sau đây:
a) Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh;
b) Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
c) Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh;
d) Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;
đ) Đại diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án; đại diện cho công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
e) Nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp danh có trách nhiệm phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh.
Thành viên hợp danh ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hợp danh hoàn trả lại cả gốc lẫn lãi không?
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020 về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh:
Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh có quyền sau đây:
a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;
b) Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
c) Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
d) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó;
đ) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;
e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;
g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
h) Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
i) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Như vậy, trong trường hợp thành viên hợp danh ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hợp danh hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước.
Thành viên hợp danh ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hợp danh hoàn trả lại cả gốc lẫn lãi không? (Hình từ Internet)
Thành viên hợp danh được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác khi nào?
Căn cứ tại Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh:
Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Như vậy, về nguyên tắc thành viên hợp danh không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác.
Tuy nhiên trong trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại thì thành viên hợp danh vẫn được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?