Thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt tư cách thành viên trong những trường hợp nào?
Thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt tư cách thành viên trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại sẽ bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
(1) Theo nguyện vọng cá nhân của Thừa phát lại hợp danh nếu được các Thừa phát lại hợp danh còn lại đồng ý;
(2) Thừa phát lại hợp danh bị miễn nhiệm; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự;
Trong trường hợp này, phần giá trị tài sản của Thừa phát lại đó tại Văn phòng Thừa phát lại được hoàn trả công bằng và thỏa đáng sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của Thừa phát lại đó.
(3) Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết:
- Trường hợp này thì người thừa kế của Thừa phát lại hợp danh được hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng Thừa phát lại sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của Thừa phát lại đó.
- Người thừa kế có thể trở thành Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại đó nếu đủ tiêu chuẩn hành nghề Thừa phát lại và được các Thừa phát lại hợp danh còn lại đồng ý.
Theo đó, nếu như Thừa phát lại hợp danh bị miễn nhiệm thì tư cách thành viên hợp danh của họ cũng sẽ đương nhiên bị chấm dứt.
Trường hợp này thì phần giá trị tài sản của Thừa phát lại đó tại Văn phòng Thừa phát lại sẽ được hoàn trả công bằng và thỏa đáng sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của Thừa phát lại đó.
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Văn phòng Thừa phát lại khi có sự thay đổi các thành viên hợp danh thì cần phải làm gì?
Theo khoản 3 Điều 25 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại
...
3. Khi thay đổi thành viên hợp danh theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh quy định tại khoản 1 Điều này mà Văn phòng Thừa phát lại không tiếp nhận được Thừa phát lại hợp danh mới để giữ nguyên loại hình hoạt động thì trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, Văn phòng Thừa phát lại phải chuyển đổi loại hình hoạt động từ công ty hợp danh sang doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu Văn phòng Thừa phát lại có sự thay đổi các thành viên hợp danh thì phải thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động.
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại sẽ được thực hiện như sau:
(1) Nộp hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động
Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Giấy tờ chứng minh việc thay đổi và bản chính Giấy đăng ký hoạt động.
Lưu ý: Trường hợp Trưởng Văn phòng Thừa phát lại hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề, có quyết định miễn nhiệm, bị chết hoặc lý do khác không thể là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại phải thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động về Trưởng Văn phòng Thừa phát lại tại Sở Tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
(2) Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
- Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì thời hạn cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
Những trường hợp nào Thừa phát lại sẽ bị miễn nhiệm?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì Thừa phát lại sẽ bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
Miễn nhiệm Thừa phát lại
...
2. Thừa phát lại bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này, trừ tiêu chuẩn về độ tuổi;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 8 Điều 11 của Nghị định này;
c) Không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm;
d) Không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên;
đ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại tối đa quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;
e) Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm;
g) Đang là Thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;
h) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Tải về mẫu đơn để nghị miễn nhiệm Thừa phát lại mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?