Thành viên hợp danh có thể bị khai trừ khỏi công ty hợp danh không? Nếu có thì trong trường hợp nào?
Thành viên hợp danh có thể bị khai trừ khỏi công ty hợp danh không? Nếu có thì trong trường hợp nào?
Trường hợp thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty được quy định tại khoản 3 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
...
3. Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp sau đây:
a) Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
b) Vi phạm quy định tại Điều 180 của Luật này;
c) Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và thành viên khác;
d) Không thực hiện đúng nghĩa vụ của thành viên hợp danh.
...
Dẫn chiếu Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hạn chế đối với thành viên hợp danh như sau:
Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Theo quy định trên, thành viên hợp danh có thể bị khai trừ khỏi công ty hợp danh khi thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai.
+ Vi phạm quy định về các hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh.
+ Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và thành viên khác.
+ Không thực hiện đúng nghĩa vụ của thành viên hợp danh.
Thành viên hợp danh có thể bị khai trừ khỏi công ty hợp danh không? Nếu có thì trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Bị khai trừ khỏi công ty hợp danh thì thành viên hợp danh có phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty nữa không?
Trách nhiệm của thành viên hợp danh sau khi bị khai trừ khỏi công ty hợp danh được quy định tại khoản 5 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp sau đây:
a) Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
b) Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
c) Bị khai trừ khỏi công ty;
d) Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật;
đ) Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
...
5. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
...
Theo đó, khi bị khai trừ khỏi công ty thì thành viên hợp danh đã bị chấm dứt tư cách thành viên tại công ty hợp danh.
Tuy nhiên, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
Công ty hợp danh có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới hay không?
Việc tiếp nhận thành viên mới của công ty hợp danh được quy định tại Điều 186 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Tiếp nhận thành viên mới
1. Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.
2. Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.
3. Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác.
Như vậy, công ty hợp danh có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?