Thành viên hợp danh có được tham gia công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp không? Những người nào thì không được tham gia vào tổ chức công đoàn?
Người lao động khi tham gia công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp sẽ có những quyền gì?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền của đoàn viên công đoàn như sau:
"Điều 18. Quyền của đoàn viên công đoàn
1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
6. Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
7. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động."
Theo đó, khi tham gia công đoàn cơ sở thì người lao động sẽ có những quyền được quy định trên đây.
Tham gia công đoàn
Mọi người lao động đều được tham gia công đoàn cơ sở?
Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 có quy định cụ về các đối tượng được tham gia công đoàn như sau:
"3.1. Đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam
Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:
a. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan xã, phường, thị trấn bao gồm những người hưởng lương, định suất lương, phụ cấp, đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
b. Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.
c. Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
d. Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức, nếu có nguyện vọng, được gia nhập Công đoàn Việt Nam và được sinh hoạt theo hình thức nghiệp đoàn cơ sở.
đ. Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài."
Theo đó, không phải mọi người lao động đều được quyền tham gia công đoàn cơ sở. Chỉ những người lao động làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và không thuộc các trường hợp không được kết nạp vào tổ chức công đoàn thì mới có quyền tham gia công đoàn cơ sở.
Thành viên hợp danh có được tham gia công đoàn cơ sở không?
Theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định về các đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam cụ thể như sau:
"3.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam
a. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;
b. Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;
c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;
đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án;"
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh thuộc đối tượng không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam. Do đó, thành viên hợp danh sẽ không được tham gia công đoàn cơ sở bạn nhé.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tố cáo trong Đảng là gì? Có giải quyết tố cáo trong Đảng đối với đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên?
- Mẫu Bảng tổng hợp giá dự thầu đối với hợp đồng xây lắp thuộc hồ sơ mời thầu theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ?
- Chứng thực chữ ký người dịch thì cơ quan thực hiện cần phải lưu mấy bản giấy tờ? Thời hạn lưu trữ bao lâu?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vũ trường cần phải đáp ứng điều kiện cách trường học bao nhiêu m?
- Rằm tháng 10 - Tết Hạ Nguyên xin nghỉ hưởng lương bằng cách nào? Đi làm ngày này có được thưởng?