Thành viên Hội đồng tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Hội đồng tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế có bao nhiêu thành viên?
- Thành viên Hội đồng tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Thành viên Hội đồng tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại có những quyền hạn và trách nhiệm gì?
Hội đồng tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ Điều 5 Quy chế tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định 1490/QĐ-TCT năm 2021 quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng tham vấn như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tham vấn
1. Hội đồng tham vấn do Thủ trưởng cơ quan thuế quyết định thành lập, số lượng thành viên tùy thuộc vào nội dung và tính chất vụ việc khiếu nại nhưng phải có ít nhất là 05 người.
2. Hội đồng tham vấn gồm Chủ tịch hội đồng và các thành viên hội đồng.
3. Mỗi đơn vị tham gia tham vấn chỉ được cử một thành viên tham gia Hội đồng tham vấn.
Như vậy, theo quy định thì tùy thuộc vào nội dung và tính chất vụ việc khiếu nại mà số lượng thành viên Hội đồng tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế sẽ có sự khác nhau.
Tuy nhiên, phải đảm bảo số lượng thành viên Hội đồng ít nhất là 05 người.
Hội đồng tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế có bao nhiêu thành viên? (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định 1490/QĐ-TCT năm 2021 quy định về tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của thành viên Hội đồng tham vấn như sau:
Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của thành viên Hội đồng tham vấn
1. Tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng tham vấn.
a) Không tham gia giải quyết, ban hành quyết định hành chính bị khiếu nại, không thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại, không có quyền và lợi ích liên quan đến nội dung khiếu nại được tham vấn.
b) Có kinh nghiệm về lĩnh vực, chuyên môn được đề nghị tham vấn.
c) Tiêu chuẩn về chức danh: lãnh đạo Đội, lãnh đạo Chi cục Thuế, lãnh đạo Phòng và lãnh đạo Cục, Vụ hoặc cá nhân trong diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo.
Tiêu chuẩn về chức danh chỉ áp dụng đối với cá nhân là đại diện các đơn vị thuộc cơ quan thuế.
2. Quyền và trách nhiệm của thành viên Hội đồng tham vấn
a) Được cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung tham vấn của Hội đồng.
...
Như vậy, theo quy định, thành viên Hội đồng tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
(1) Không tham gia giải quyết, ban hành quyết định hành chính bị khiếu nại, không thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại, không có quyền và lợi ích liên quan đến nội dung khiếu nại được tham vấn.
(2) Có kinh nghiệm về lĩnh vực, chuyên môn được đề nghị tham vấn.
(3) Tiêu chuẩn về chức danh: lãnh đạo Đội, lãnh đạo Chi cục Thuế, lãnh đạo Phòng và lãnh đạo Cục, Vụ hoặc cá nhân trong diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo.
Lưu ý: Tiêu chuẩn về chức danh chỉ áp dụng đối với cá nhân là đại diện các đơn vị thuộc cơ quan thuế.
Thành viên Hội đồng tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại có những quyền hạn và trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định 1490/QĐ-TCT năm 2021 quy định về tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của thành viên Hội đồng tham vấn như sau:
Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của thành viên Hội đồng tham vấn
...
2. Quyền và trách nhiệm của thành viên Hội đồng tham vấn
a) Được cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung tham vấn của Hội đồng.
b) Có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, báo cáo Thủ trưởng đơn vị để có ý kiến phát biểu tại hội nghị tham vấn. Ý kiến phải khách quan, cụ thể, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế nội dung đề nghị tham vấn.
c) Tham gia đầy đủ các hội nghị tham vấn khi được triệu tập. Trường hợp không thể tham dự như thời gian trong giấy mời:
- Nếu thành viên là đại diện do đơn vị cử thì thành viên đó có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng đơn vị mình để kịp thời thông báo và gửi văn bản ý kiến theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy chế này.
- Nếu thành viên là cá nhân, chuyên gia độc lập thì thành viên đó có trách nhiệm thông báo đến Chủ tịch Hội đồng hoặc đơn vị chủ trì tổ chức tham vấn biết và gửi ý kiến bằng văn bản đến đơn vị chủ trì tổ chức tham vấn (ít nhất là 02 ngày làm việc trước khi tổ chức hội nghị tham vấn).
d) Biểu quyết về phương án giải quyết khiếu nại tại hội nghị tham vấn.
đ) Tuân thủ đầy đủ các quy định tại Quy chế này.
Như vậy, theo quy định thì thành viên Hội đồng tham vấn có những quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
(1) Được cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung tham vấn của Hội đồng.
(2) Có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, báo cáo Thủ trưởng đơn vị để có ý kiến phát biểu tại hội nghị tham vấn.
Ý kiến phải khách quan, cụ thể, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế nội dung đề nghị tham vấn.
(3) Tham gia đầy đủ các hội nghị tham vấn khi được triệu tập. Trường hợp không thể tham dự như thời gian trong giấy mời:
- Nếu thành viên là đại diện do đơn vị cử thì thành viên đó có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng đơn vị mình để kịp thời thông báo và gửi văn bản ý kiến của đơn vị đến đơn vị chủ trì tổ chức tham vấn (ít nhất là 02 ngày làm việc trước khi tổ chức hội nghị tham vấn).
- Nếu thành viên là cá nhân, chuyên gia độc lập thì thành viên đó có trách nhiệm thông báo đến Chủ tịch Hội đồng hoặc đơn vị chủ trì tổ chức tham vấn biết và gửi ý kiến bằng văn bản đến đơn vị chủ trì tổ chức tham vấn (ít nhất là 02 ngày làm việc trước khi tổ chức hội nghị tham vấn).
(4) Biểu quyết về phương án giải quyết khiếu nại tại hội nghị tham vấn.
(5) Tuân thủ đầy đủ các quy định tại Quy chế tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định 1490/QĐ-TCT năm 2021.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?