Thành viên Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Thành viên Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập thế nào?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Thành viên Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 53/2024/TT-BYT thì thành viên Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng quản lý phân công; các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và của đơn vị sự nghiệp y tế công lập;
- Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ và hằng năm, hằng quý; đề xuất nội dung và các vấn đề cần thảo luận tại cuộc họp Hội đồng quản lý;
- Tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản lý, góp ý kiến, biểu quyết về những vấn đề đưa ra thảo luận trong các cuộc họp của Hội đồng quản lý;
- Được cung cấp và tiếp cận thông tin, tài liệu phục vụ công tác của Hội đồng quản lý theo quy định; được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính của đơn vị sự nghiệp y tế công lập;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Thành viên Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? (hình từ Internet)
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập thế nào?
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 53/2024/TT-BYT gồm:
- Là công chức hoặc viên chức;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có uy tín, có đủ sức khỏe để thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao;
- Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
- Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao;
- Đối với thành viên Hội đồng quản lý được bổ nhiệm lần đầu phải còn đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ (đủ 60 tháng tính từ thời điểm bổ nhiệm); trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định;
- Không phải là vợ (chồng); bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) với các thành viên khác trong Hội đồng quản lý và với người đứng đầu, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của đơn vị sự nghiệp y tế công lập;
- Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý.
Chủ tịch Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 53/2024/TT-BYT thì ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 53/2024/TT-BYT, Chủ tịch Hội đồng quản lý còn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Điều hành Hội đồng quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý được quy định tại Điều 4 Thông tư 53/2024/TT-BYT;
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ và hằng năm, hằng quý của Hội đồng quản lý; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý;
- Tổ chức việc giám sát và đánh giá kết quả thực hiện quyết nghị của Hội đồng quản lý, kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp y tế công lập; kết quả quản lý điều hành của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp y tế công lập;
- Triệu tập, chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý; chỉ đạo chuẩn bị các chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản lý và thông qua quyết nghị của Hội đồng quản lý;
- Ký các văn bản của Hội đồng quản lý;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc theo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 53/2024/TT-BYT thì ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 53/2024/TT-BYT, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập còn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Điều hành hoạt động và ký các văn bản theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản lý ;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc theo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 53/2024/TT-BYT thì Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổng hợp thông tin về hoạt động của đơn vị sự nghiệp y tế công lập, báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản lý; chuẩn bị chương trình họp, tài liệu, giấy mời họp và làm thư ký ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng quản lý; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ nghị quyết và các văn bản của Hội đồng quản lý theo quy định;
- Chuẩn bị các báo cáo, văn bản giải trình với cơ quan có liên quan theo nhiệm vụ, chức năng của Hội đồng quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Hội đồng quản lý giao hoặc theo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
* Thông tư 53/2024/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu của lãnh đạo xã tại hội nghị viên chức 2025? Bài phát biểu của lãnh đạo xã tại hội nghị viên chức trường học?
- Hợp đồng lao động phải thể hiện được những nội dung gì? Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác thì phải đảm bảo điều gì?
- Ban trù bị là gì? Ban trù bị thực hiện công việc gì? Ban trù bị phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
- Đối tượng nào được ưu tiên xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền?
- Điều kiện về tổng tài sản có đối với tổ chức tín dụng nước ngoài khi đề nghị cấp Giấy phép là gì?