Thành viên Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia bị miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp nào?
- Thành viên Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia bị miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp nào?
- Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia phải có thành viên đáp ứng yêu cầu như thế nào?
- Cơ cấu độ tuổi thành viên của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia được pháp luật quy định như thế nào?
Thành viên Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia bị miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp nào?
Tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 4/TT-BYT năm 2020 về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học do Bộ Y tế ban hành:
Bổ nhiệm, từ nhiệm, miễn nhiệm, bổ sung, thay thế Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng đạo đức
...
3. Miễn nhiệm
a) Thành viên Hội đồng đạo đức bị miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp: sức khỏe không bảo đảm; không hoàn thành nhiệm vụ; v i phạm quy chế của Hội đồng đạo đức; vi phạm tính độc lập; không tham dự liên tục trên 03 cuộc họp của Hội đồng đạo đức.
b) Người đứng đầu đơn vị có chức năng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức thành lập Hội đồng đạo đức căn cứ vào quy định tại điểm a Khoản này đề xuất với người đứng đầu tổ chức thành lập Hội đồng đạo đức để quyết định miễn nhiệm đối với thành viên Hội đồng đạo đức.
c) Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất, người đứng đầu tổ chức thành lập Hội đồng đạo đức phải xem xét và quyết định miễn nhiệm hoặc không chấp nhận miễn nhiệm thành viên Hội đồng đạo đức.
...
Theo đó, thành viên Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia bị miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Thành viên Hội đồng đạo đức bị miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp: sức khỏe không bảo đảm; không hoàn thành nhiệm vụ; v i phạm quy chế của Hội đồng đạo đức; vi phạm tính độc lập; không tham dự liên tục trên 03 cuộc họp của Hội đồng đạo đức.
- Người đứng đầu đơn vị có chức năng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức thành lập Hội đồng đạo đức căn cứ vào quy định tại điểm a Khoản này đề xuất với người đứng đầu tổ chức thành lập Hội đồng đạo đức để quyết định miễn nhiệm đối với thành viên Hội đồng đạo đức.
- Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất, người đứng đầu tổ chức thành lập Hội đồng đạo đức phải xem xét và quyết định miễn nhiệm hoặc không chấp nhận miễn nhiệm thành viên Hội đồng đạo đức.
Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học (Hình từ Internet)
Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia phải có thành viên đáp ứng yêu cầu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 4/TT-BYT năm 2020 về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học do Bộ Y tế ban hành như sau:
Cơ cấu thành viên của Hội đồng đạo đức
1. Hội đồng đạo đức phải có thành viên đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Thành viên có văn bằng chuyên môn thuộc khối ngành sức khỏe liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu phổ biến do Hội đồng đạo đức đánh giá, trong đó có ít nhất một người độc lập với tổ chức thành lập Hội đồng đạo đức;
b) Thành viên là bác sĩ lâm sàng;
c) Thành viên có chuyên môn về pháp lý hoặc có am hiểu về nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y sinh học;
d) Thành viên không có chuyên môn thuộc khối ngành sức khỏe.
...
Theo đó, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia phải có thành viên đáp ứng yêu cầu sau đây:
- Thành viên có văn bằng chuyên môn thuộc khối ngành sức khỏe liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu phổ biến do Hội đồng đạo đức đánh giá, trong đó có ít nhất một người độc lập với tổ chức thành lập Hội đồng đạo đức;
- Thành viên là bác sĩ lâm sàng;
- Thành viên có chuyên môn về pháp lý hoặc có am hiểu về nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y sinh học;
- Thành viên không có chuyên môn thuộc khối ngành sức khỏe.
Cơ cấu độ tuổi thành viên của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 4/TT-BYT năm 2020 về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học do Bộ Y tế ban hành như sau:
Cơ cấu thành viên của Hội đồng đạo đức
...
2. Thành viên Hội đồng đạo đức có 03 cơ cấu độ tuổi: Thành viên dưới 40 tuổi, thành viên từ 40 tuổi đến dưới 50 tuổi và thành viên từ 50 tuổi trở lên.
...
Theo đó, thành viên Hội đồng đạo đức có 03 cơ cấu độ tuổi: Thành viên dưới 40 tuổi, thành viên từ 40 tuổi đến dưới 50 tuổi và thành viên từ 50 tuổi trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu về Chuyển đổi số, Cải cách hành chính, Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mới nhất?
- Đề xuất miễn giảm thuế thu nhập cá nhân theo dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) thế nào?
- Danh mục thuốc nổ công nghiệp, phụ kiện nổ công nghiệp và thuốc nổ mạnh được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam từ 1/1/2025?
- Ngày 30 tháng 11 là ngày gì? Ngày 30 11 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 30 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu nhận xét các môn học tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2024 như thế nào?