Thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền cho hộ gia đình không?
- Thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền cho hộ gia đình không?
- Giao dịch dân sự do thành viên hộ gia đình là người không có quyền đại diện xác lập thì có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với hộ gia đình không?
- Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình được quy định như thế nào?
Thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền cho hộ gia đình không?
Theo khoản 3 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền trong hộ gia đình như sau:
Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Như vậy, thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi vẫn có thể là người đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình.
Thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền cho hộ gia đình không? (hình từ internet)
Giao dịch dân sự do thành viên hộ gia đình là người không có quyền đại diện xác lập thì có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với hộ gia đình không?
Theo căn cứ tại Điều 104 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Hậu quả pháp lý đối với giao dịch dân sự do thành viên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện
1. Trường hợp thành viên không có quyền đại diện mà xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh các thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì hậu quả pháp lý của giao dịch được áp dụng theo quy định tại các Điều 130, 142 và 143 của Bộ luật này.
2. Giao dịch dân sự do bên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện mà gây thiệt hại cho thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 142 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện
1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
Như vậy, giao dịch dân sự do thành viên hộ gia đình là người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với hộ gia đình.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây thì giao dịch dân sự do thành viên hộ gia đình là người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện vẫn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với hộ gia đình:
- Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
- Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
- Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình được quy định như thế nào?
Theo Điều 103 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình như sau:
- Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.
- Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có quyền có thể yêu cầu các thành viên thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 288 Bộ Luật Dân sự 2015.
- Trường hợp các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng lương giáo viên 2025 tính theo lương cơ sở 2,34 triệu đồng hay tính theo lương cơ bản trong bảng lương mới theo Nghị quyết 27?
- 07 nội dung phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhà thầu thi công công trình đường bộ có phải thanh thải lòng sông sau khi thi công xong?
- Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 diễn ra trong thời gian nào? Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 quân dân ta đã loại bao nhiêu tên địch?
- 05 nguyên tắc quản lý đầu tư công? Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công là cơ quan nào theo quy định?
- Giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo thủ tục hành chính từ ngày 1/1/2025 như thế nào?