Thành viên góp vốn thứ 51 trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì loại hình công ty có bắt buộc phải chuyển đổi không?
- Theo quy định pháp luật được chia thành mấy loại hình doanh nghiệp? Dựa vào đâu để phân loại loại hình doanh nghiệp?
- Điều kiện thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và các hồ sơ đăng ký thành lập
- Trường hợp nào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bắt buộc phải chuyển đổi loại hình công ty? Như vậy trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn có thành viên thứ 51 có thuộc trường hợp buộc phải chuyển đổi loại hình công ty không?
Theo quy định pháp luật được chia thành mấy loại hình doanh nghiệp? Dựa vào đâu để phân loại loại hình doanh nghiệp?
Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp được chia thành các loại hình sau: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân
Để phân biệt loại hình công ty cần dựa vào các tiêu chí sau: vốn điều lệ, thành viên góp vốn, quyền và nghĩa vụ của từng loại hình.
Thứ nhất, Công ty trách nhiệm hữu hạn được chia thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Thứ hai, Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác
- Thứ ba, Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
- Thứ tư, Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
+ Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
+ Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Thứ năm, Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
+ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
+ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Chuyển đổi loại hình công ty
Điều kiện thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và các hồ sơ đăng ký thành lập
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
Hồ sơ đăng ký thành lập bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Điều lệ công ty. (nội dung điều lệ theo Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Danh sách thành viên. (Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Trường hợp nào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bắt buộc phải chuyển đổi loại hình công ty? Như vậy trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn có thành viên thứ 51 có thuộc trường hợp buộc phải chuyển đổi loại hình công ty không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020:
"Điều 202. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
...
a) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
c) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
d) Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các phương thức khác."
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc chuyển đổi hoàn tất công ty phải đăng ký về chuyển đổi công ty. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy trong trường hợp này công ty phải chuyển loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sang công ty cổ phần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?