Thành viên giao dịch đặc biệt thực hiện công bố thông tin tại Sở giao dịch chứng khoán như thế nào?
Thành viên giao dịch đặc biệt tại Sở giao dịch chứng khoán là các đối tượng nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 30/2019/TT-BTC có quy định như sau:
Phân loại thành viên giao dịch
1. Thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán có hai (02) loại thành viên giao dịch là thành viên giao dịch thông thường và thành viên giao dịch đặc biệt.
a) Thành viên giao dịch thông thường là các công ty chứng khoán được Sở Giao dịch Chứng khoán chấp thuận làm thành viên giao dịch. Thành viên giao dịch thông thường được phép thực hiện nghiệp vụ môi giới và tự doanh công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
b) Thành viên giao dịch đặc biệt là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng thương mại được Sở Giao dịch Chứng khoán chấp thuận làm thành viên giao dịch. Thành viên giao dịch đặc biệt chỉ được phép thực hiện mua, bán công cụ nợ cho chính mình tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
...
Theo đó thì thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán, thành viên giao dịch đặc biệt là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng thương mại được Sở Giao dịch Chứng khoán chấp thuận làm thành viên giao dịch.
Thành viên giao dịch đặc biệt thực hiện công bố thông tin tại Sở giao dịch chứng khoán như thế nào? (Hình từ Internet)
Thành viên giao dịch đặc biệt thực hiện công bố thông tin tại Sở giao dịch chứng khoán như thế nào?
Về việc thực hiện công bố thông tin của thành viên giao dịch đặc biệt, tại Điều 16 Quy chế Công bố thông tin tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và công ty con ban hành kèm theo Quyết định 21/QĐ-SGDVN năm 2021 có nội dung hướng dẫn như sau:
(1) Đối với thành viên giao dịch đặc biệt đồng thời là công ty đại chúng, công ty đại chúng quy mô lớn, tổ chức niêm yết thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Thông tư 96/2020/TT-BTC.
(2) Đối với các thành viên giao dịch đặc biệt không thuộc đối tượng nêu trên hực hiện công bố thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 30/2019/TT-BTC.
Đồng thời các thành viên giao dịch đặc biệt thuộc các trường hợp vừa nêu còn phải tuân thủ thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Đối với thông tin công bố về thay đổi, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại, bãi nhiệm người nội bộ, thành viên giao dịch đặc biệt thực hiện công bố thông tin theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Quy chế này.
- Đối với thông tin công bố về thay đổi nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động, thành viên giao dịch đặc biệt thực hiện công bố thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quy chế này và gửi kèm bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động thay đổi.
- Thành viên giao dịch đặc biệt thực hiện đăng ký mô hình công ty, loại báo cáo tài chính công bố thông tin khi đăng ký ngày giao dịch đầu tiên hoặc đăng ký thay đổi mô hình công ty, loại báo cáo tài chính do tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định tại điểm e hoặc điểm h khoản 1 Điều 11 Thông tư 96/2020/TT-BTC theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Quy chế này.
- Đối với các thông tin công bố bất thường khác, thành viên giao dịch đặc biệt thực hiện công bố thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Quy chế này.
Trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt vi phạm về công bố thông tin thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
Tại Điều 24 Quy chế Công bố thông tin tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và công ty con ban hành kèm theo Quyết định 21/QĐ-SGDVN năm 2021 quy định như sau:
Thẩm quyền và hình thức xử lý vi phạm về công bố thông tin
1. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm công bố thông tin của từng trường hợp cụ thể và căn cứ vào các quy định, quy chế nghiệp vụ có liên quan của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam; Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quyết định hình thức xử lý vi phạm của thành viên giao dịch và thành viên giao dịch đặc biệt, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội hoặc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh quyết định hình thức xử lý vi phạm của các đối tượng công bố thông tin trong phạm vi thị trường Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội hoặc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, theo thẩm quyền và quy định pháp luật.
2. Đối với tổ chức niêm yết, các hình thức xử lý vi phạm công bố thông tin được quy định tại Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành.
3. Đối với tổ chức đăng ký giao dịch, các hình thức xử lý vi phạm công bố thông tin được quy định tại Quy chế Đăng ký và Quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành.
4. Đối với thành viên giao dịch và thành viên giao dịch đặc biệt, các hình thức xử lý vi phạm công bố thông tin được quy định tại Quy chế Thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành.
5. Các đối tượng công bố thông tin khác: Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Theo đó tùy theo tính chất, mức độ vi phạm công bố thông tin của từng trường hợp cụ thể và căn cứ vào các quy định, quy chế nghiệp vụ có liên quan của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quyết định hình thức xử lý vi phạm của thành viên giao dịch đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?