Thành viên đội dân phòng bị thương khi trực tiếp chữa cháy nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội có được chị trả chi phí khám chữa bệnh không?
- Thành viên đội dân phòng bị thương khi trực tiếp chữa cháy nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội có được chi trả chi phí khám chữa bệnh không?
- Chi phí chi trả cho thành viên đội dân phòng bị thương khi trực tiếp tham gia chữa cháy nhưng chưa tham gia bảo hiểm xã hội là từ nguồn nào?
- Trách nhiệm của người điều động thành viên đội dân phòng tham gia trực tiếp chữa cháy khi có tai nạn xảy ra là gì?
Thành viên đội dân phòng bị thương khi trực tiếp chữa cháy nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội có được chi trả chi phí khám chữa bệnh không?
Thành viên đội dân phòng bị thương khi trực tiếp chữa cháy nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội có được chi trả chi phí khám chữa bệnh không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 6 Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH quy định về chế độ đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, bị thương như sau:
Chế độ đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, bị thương
1. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh
a) Người đang tham gia bảo hiểm y tế bị tai nạn, bị thương được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; được đơn vị quản lý trực tiếp thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí y tế không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả;
b) Người không tham gia bảo hiểm y tế bị tai nạn, bị thương được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Chế độ tai nạn lao động
a) Người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, tổn hại sức khỏe được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
b) Người không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, tổn hại sức khỏe được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả các chế độ tương tự chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (trừ các khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội).
Theo đó, trường hợp thành viên đội dân phòng bị thương khi trực tiếp chữa cháy nhưng chưa tham gia bảo hiểm xã hội vẫn được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Chi phí chi trả cho thành viên đội dân phòng bị thương khi trực tiếp tham gia chữa cháy nhưng chưa tham gia bảo hiểm xã hội là từ nguồn nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH quy định về nguồn từ đơn vị quản lý trực tiếp như sau:
Nguồn từ đơn vị quản lý trực tiếp
1. Đơn vị quản lý trực tiếp chi trả các chế độ tại Thông tư này như sau:
a) Chi phí đồng chi trả và các khoản chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 và điểm a khoản 1 Điều 6, chi phí khám chữa bệnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
b) Các chế độ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3; khoản 2 Điều 4; điểm b khoản 2 Điều 6; điểm a3 khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
c) Trợ cấp, tiền bồi dưỡng quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Đối với đơn vị quản lý trực tiếp do ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên thì nguồn kinh phí của đơn vị để chi trả các chế độ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước và chế độ tự chủ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với đơn vị quản lý trực tiếp không do ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên thì kinh phí chi trả các chế độ gồm: chi phí đồng chi trả và các khoản chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3; chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3; chế độ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3; khoản 2 Điều 4 Thông tư này do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được điều động, huy động đăng ký hộ khẩu thường trú hoàn trả cho đơn vị quản lý trực tiếp.
4. Đơn vị quản lý trực tiếp đối với người không thuộc quản lý của các cơ quan, đơn vị, tổ chức là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Theo quy định nêu trên thì đối với trường hợp thành viên đội dân phòng bị thương khi trực tiếp chữa cháy nhưng chưa tham gia bảo hiểm xã hôi thì kinh phí chi trả phí khám chữa bệnh sẽ lấy từ đơn vị quản lý trực tiếp.
Trách nhiệm của người điều động thành viên đội dân phòng tham gia trực tiếp chữa cháy khi có tai nạn xảy ra là gì?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm thi hành như sau:
Trách nhiệm thi hành
1. Người có thẩm quyền điều động, huy động có trách nhiệm khai báo, điều tra, báo cáo thống kê tai nạn, xác nhận đối với trường hợp bị tai nạn, bị thương, bị chết; phối hợp với đơn vị quản lý trực tiếp và các cơ quan liên quan lập hồ sơ, tiến hành các thủ tục thực hiện các chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Thông tư này.
2. Đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan lập hồ sơ đề nghị xét hưởng các chế độ; đảm bảo nguồn kinh phí và thực hiện chi trả chế độ thuộc trách nhiệm của đơn vị.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Đảm bảo nguồn kinh phí, thực hiện chi trả chế độ thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Thông tư này.
b) Hoàn trả phần kinh phí mà đơn vị quản lý trực tiếp đã chi trả các chế độ bao gồm: chi phí đồng chi trả và các khoản chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3; chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3; chế độ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3; khoản 2 Điều 4 Thông tư này đối với trường hợp đơn vị quản lý trực tiếp không do Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để bổ sung, hướng dẫn kịp thời./.
Theo đó, người có thẩm quyền điều động, huy động có trách nhiệm khai báo, điều tra, báo cáo thống kê tai nạn, xác nhận đối với trường hợp bị tai nạn, bị thương, phối hợp với đơn vị quản lý trực tiếp và các cơ quan liên quan lập hồ sơ, tiến hành các thủ tục thực hiện các chế độ đối với thành viên đội dân phòng tham chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?