Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có được điều chỉnh mức sinh hoạt phí cơ sở khi chỉ số giá tiêu dùng tăng không?
- Mức sinh hoạt phí cơ sở của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được xác định dựa trên cơ sở nào?
- Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có được điều chỉnh mức sinh hoạt phí cơ sở khi chỉ số giá tiêu dùng tăng không?
- Con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hỗ trợ mức phí bảo hiểm khám chữa bệnh ở nước ngoài ra sao?
Mức sinh hoạt phí cơ sở của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được xác định dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 08/2019/NĐ-CP về căn cứ và nguyên tắc xác định chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:
Căn cứ và nguyên tắc xác định chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
...
2. Sinh hoạt phí được xác định như sau: Sinh hoạt phí bằng mức sinh hoạt phí cơ sở nhân với hệ số địa bàn nhân với chỉ số sinh hoạt phí, trong đó:
a) Mức sinh hoạt phí cơ sở được xác định trên cơ sở bảo đảm nhu cầu chung về ăn, chi tiêu thiết yếu và một số nhu cầu về văn hóa, tinh thần cho các thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, phù hợp với điều kiện kinh tế của Nhà nước và đặc thù công tác đối ngoại tại nước ngoài.
b) Hệ số địa bàn được xác định trên cơ sở tổng hợp các yếu tố về môi trường an ninh - chính trị, môi trường tự nhiên - khí hậu, môi trường văn hóa - xã hội, điều kiện giáo dục, điều kiện chăm sóc y tế, khoảng cách địa lý, mức độ đắt đỏ về giá cả sinh hoạt, cường độ công việc, thu hút địa bàn... của các địa bàn có trụ sở của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
c) Chỉ số sinh hoạt phí được xác định trên cơ sở chức danh tiêu chuẩn, chức vụ được bổ nhiệm tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và hệ số lương hiện hưởng trong nước của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Chỉ số sinh hoạt phí của phu nhân/phu quân được xác định theo chức danh tiêu chuẩn, chức vụ của chồng/vợ là thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
...
Như vậy, mức sinh hoạt phí cơ sở của thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được xác định dựa trên cơ sở bảo đảm nhu cầu chung về ăn, chi tiêu thiết yếu và một số nhu cầu về văn hóa, tinh thần, phù hợp với điều kiện kinh tế của Nhà nước và đặc thù công tác đối ngoại tại nước ngoài.
Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có được điều chỉnh mức sinh hoạt phí cơ sở khi chỉ số giá tiêu dùng tăng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 08/2019/NĐ-CP sửa đổi khoản 1 Điều 1 Nghị định 51/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Chế độ sinh hoạt phí
1. Mức sinh hoạt phí cơ sở áp dụng chung cho tất cả các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là 1.350 đô-la Mỹ/người/tháng và sẽ được xem xét điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng tại các địa bàn tăng từ 10% trở lên hoặc tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
...
Như vậy, mỗi thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng mức sinh hoạt phí cơ sở là 1.350 đô-la Mỹ/tháng.
Theo đó, thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sẽ được điều chỉnh mức sinh hoạt phí cơ sở khi chỉ số giá tiêu dùng tại các địa bàn tăng từ 10% trở lên hoặc tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có được điều chỉnh mức sinh hoạt phí cơ sở khi chỉ số giá tiêu dùng tăng không? (Hình từ Internet)
Con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hỗ trợ mức phí bảo hiểm khám chữa bệnh ở nước ngoài ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 08/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 51/2024/NĐ-CP về chế độ đối với con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:
Chế độ đối với con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
...
2. Con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài tối đa bằng 50% chế độ bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài dành cho thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Mức hỗ trợ này sẽ được xem xét điều chỉnh tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 7 Điều 8 Thông tư 07/2020/TT-BTC có quy định như sau:
Chế độ, định mức chi và quản lý đối với các khoản chi từ kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ
...
7. Thanh toán tiền bảo hiểm khám, chữa bệnh:
a) Căn cứ vào quyết định cử đi công tác nhiệm kỳ, ngân sách nhà nước hỗ trợ mức 500 USD/người/năm để mua bảo hiểm khám chữa bệnh cho thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, phu nhân/phu quân. Với mức phí bảo hiểm này phải đảm bảo mua bảo hiểm khám chữa bệnh có mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy tắc bảo hiểm của Bảo hiểm Việt Nam.
Trường hợp thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, phu nhân/phu quân và con chưa thành niên đi theo mua bảo hiểm với mức phí bảo hiểm cao hơn mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước thì cá nhân tự chịu phần phí bảo hiểm chênh lệch đó.
Nếu thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, phu nhân/phu quân và con chưa thành niên đi theo không mua bảo hiểm khám chữa bệnh theo quy định tại Thông tư này thì ngân sách nhà nước không chi trả chi phí khám, chữa bệnh cho cá nhân đó.
...
Như vậy, con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm khám chữa bệnh ở nước ngoài tối đa bằng 50% chế độ bảo hiểm khám chữa bệnh ở nước ngoài dành cho thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Mức hỗ trợ này sẽ được xem xét điều chỉnh tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Trường hợp mức phí bảo hiểm cao hơn mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước thì cá nhân tự chịu phần phí bảo hiểm chênh lệch đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?