Thành viên bù trừ được phép mở bao nhiêu tài khoản ký quỹ bù trừ tại ngân hàng thanh toán nơi thực hiện các giao dịch?
- Ngân hàng thương mại thì có thể trở thành thành viên bù trừ hay không?
- Thành viên bù trừ có quyền sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện các nghĩa vụ của mình hay không?
- Thành viên bù trừ được phép mở bao nhiêu tài khoản ký quỹ bù trừ tại ngân hàng thanh toán nơi thực hiện các giao dịch?
Ngân hàng thương mại thì có thể trở thành thành viên bù trừ hay không?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 Luật Chứng khoán 2019, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:
"Thành viên bù trừ là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ."
Theo đó, trường hợp ngân hàng thương mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ thì có thể trở thành thành viên bù trừ và là thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Thành viên bù trừ có quyền sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện các nghĩa vụ của mình hay không?
Các quyền và nghĩa vụ của thành viên bù trừ theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 56 Luật Chứng khoán 2019 bao gồm:
(1) Quyền của thành viên bù trừ
- Thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh và các chứng khoán khác. Thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho chính ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Yêu cầu nhà đầu tư đóng góp đầy đủ, kịp thời các khoản ký quỹ giao dịch; sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thực hiện việc đóng vị thế, thanh lý vị thế bắt buộc đối với các vị thế mở của nhà đầu tư; sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với các vị thế mở của nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
(2) Nghĩa vụ của thành viên bù trừ:
- Ký quỹ đầy đủ, kịp thời cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; đóng góp vào quỹ bù trừ và trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
- Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro trong từng nghiệp vụ; quản lý tách biệt tài sản, vị thế giao dịch của nhà đầu tư;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Căn cứ quy định trên, có thể thấy thành viên bù trừ được quyền yêu cầu nhà đầu tư đóng góp đầy đủ, kịp thời các khoản ký quỹ giao dịch và sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ
Thành viên bù trừ được phép mở bao nhiêu tài khoản ký quỹ bù trừ tại ngân hàng thanh toán nơi thực hiện các giao dịch?
Tại Điều 27 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định về tài khoản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ như sau:
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm mở các tài khoản tiền gửi ký quỹ bù trừ đứng tên Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tại ngân hàng thanh toán và tài khoản chứng khoán ký quỹ bù trừ đứng tên Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để quản lý tài sản ký quỹ bù trừ cho các giao dịch chứng khoán của thành viên bù trừ và các khách hàng của thành viên bù trừ quy định tại khoản 3 Điều 24 Thông tư này.
- Tại ngân hàng thanh toán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam mở cho mỗi thành viên bù trừ 03 tài khoản tiền gửi ký quỹ bù trừ và 03 tài khoản tiền gửi thanh toán đứng tên Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để quản lý tách biệt tài sản ký quỹ bù trừ và thực hiện thanh toán cho giao dịch tự doanh, giao dịch của khách hàng môi giới trong nước, giao dịch của khách hàng môi giới nước ngoài.
- Tài khoản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ chỉ được sử dụng cho các hoạt động nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ bù trừ. Tài sản trên tài khoản này bao gồm cả tài sản của khách hàng mà thành viên bù trừ sử dụng để ký quỹ bù trừ cho giao dịch chứng khoán của chính khách hàng đó và lãi tiền gửi ngân hàng được nhận. Tiền và chứng khoán phát sinh từ thực hiện quyền đối với chứng khoán ký quỹ bù trừ trên tài khoản chứng khoán ký quỹ bù trừ được phân bổ theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Tài khoản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ phải được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thiết lập, đảm bảo quản lý tách biệt tài sản của thành viên bù trừ với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; tách biệt tài sản, tiền thanh toán của từng thành viên bù trừ; tách biệt với tài sản ký quỹ bù trừ của thị trường chứng khoán phái sinh.
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý đầy đủ thông tin về nghĩa vụ thanh toán, giá trị thanh toán, mức ký quỹ bù trừ yêu cầu, giá trị và danh mục tài sản ký quỹ bù trừ theo từng thành viên bù trừ.
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền yêu cầu thành viên bù trừ cung cấp thông tin chi tiết về tài khoản giao dịch (trường hợp thành viên bù trừ là thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam), tài khoản ký quỹ bù trừ, giá trị và danh mục tài sản ký quỹ bù trừ của từng nhà đầu tư.
Như vậy, có thể thấy thành viên bù trừ được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam mở 03 tài khoản tiền gửi ký quỹ bù trừ và 03 tài khoản tiền gửi thanh toán đứng tên Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để quản lý tách biệt tài sản ký quỹ bù trừ và thực hiện thanh toán cho giao dịch tự doanh, giao dịch của khách hàng môi giới trong nước, giao dịch của khách hàng môi giới nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vào Hội Cựu chiến binh được hưởng chế độ gì? Đối tượng nào được công nhận là Cựu chiến binh?
- Mẫu Báo cáo chi bộ hàng tháng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo chi bộ hàng tháng? Báo cáo chi bộ hàng tháng là gì?
- Lễ Rước ông bà là gì? Rước ông bà vào ngày mấy Tết Âm lịch? Tết Âm lịch năm nay được nghỉ mấy ngày?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13914:2023 ISO 16712:2005 quy định thu thập, xử lý và vận chuyển giáp xác amphipoda ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đầy đủ nhất ra sao?