Thành viên bù trừ có thể giao tài khoản ký quỹ bù trừ cho nhà đầu tư mở tài khoản tự quản lý tài sản ký quỹ bù trừ không?
Tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư có thể sử dụng cho những mục đích nào?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định về tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư như sau:
Tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư
...
3. Tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư chỉ được sử dụng cho các hoạt động sau:
a) Nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ bù trừ cho nhà đầu tư;
b) Nhận hoặc thanh toán tiền giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư, nhận thanh toán lãi tiền gửi ngân hàng theo mức lãi suất thỏa thuận giữa thành viên bù trừ và ngân hàng quản lý tài khoản;
c) Nhận hoặc chuyển giao chứng khoán vào ngày thanh toán, nhận quyền và lợi ích phát sinh đối với chứng khoán trên tài khoản ký quỹ bù trừ theo hướng dẫn tại quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư chỉ được sử dụng cho các hoạt động sau:
- Nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ bù trừ cho nhà đầu tư;
- Nhận hoặc thanh toán tiền giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư, nhận thanh toán lãi tiền gửi ngân hàng theo mức lãi suất thỏa thuận giữa thành viên bù trừ và ngân hàng quản lý tài khoản;
- Nhận hoặc chuyển giao chứng khoán vào ngày thanh toán, nhận quyền và lợi ích phát sinh đối với chứng khoán trên tài khoản ký quỹ bù trừ theo hướng dẫn tại quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Tài khoản ký quỹ bù trừ có được dùng làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay hay không?
Căn cứ Điều 30 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định về tài khoản ký quỹ bù trừ như sau:
Quản lý tài khoản ký quỹ bù trừ, tài sản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư và thành viên bù trừ
1. Thành viên bù trừ phải quản lý tách biệt tài khoản và tài sản ký quỹ bù trừ tới từng nhà đầu tư; tách biệt với tài khoản và tài sản ký quỹ bù trừ của chính mình; tách biệt tài khoản và tài sản ký quỹ bù trừ với thị trường chứng khoán phái sinh.
2. Thành viên bù trừ chỉ được sử dụng tài sản ký quỹ bù trừ trên tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, thực hiện thanh toán cho các giao dịch chứng khoán của chính nhà đầu tư đó, không được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, thực hiện thanh toán cho các giao dịch của chính thành viên bù trừ và nhà đầu tư khác, không được sử dụng làm tài sản bảo đảm hoặc để thanh toán cho các mục đích khác, không được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay của mình hoặc sử dụng để đầu tư ngoại trừ quy định tại khoản 5 Điều này. Lãi tiền gửi được hoàn trả cho nhà đầu tư theo lãi suất không kỳ hạn do ngân hàng thanh toán công bố.
3. Tài sản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư phải được quản lý tách biệt, không phải và không được coi là tài sản của thành viên bù trừ, kể cả khi đã được ký quỹ bù trừ trên tài khoản ký quỹ bù trừ của thành viên bù trừ.
...
Theo đó, thành viên bù trừ chỉ được sử dụng tài sản ký quỹ bù trừ trên tài khoản ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, thực hiện thanh toán cho các giao dịch chứng khoán của chính nhà đầu tư đó.
Tài khoản ký quỹ bù trừ không được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay của mình hoặc sử dụng để đầu tư ngoại trừ quy định.
Thành viên bù trừ có thể giao tài khoản ký quỹ bù trừ cho nhà đầu tư mở tài khoản tự quản lý tài sản ký quỹ bù trừ không?
Thành viên bù trừ có thể giao tài khoản ký quỹ bù trừ cho nhà đầu tư mở tài khoản tự quản lý tài sản ký quỹ bù trừ không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 31 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định về ký quỹ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của tổ chức mở tài khoản trực tiếp, khách hàng của ngân hàng lưu ký như sau:
Ký quỹ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của tổ chức mở tài khoản trực tiếp, khách hàng của ngân hàng lưu ký
1. Tổ chức mở tài khoản trực tiếp, khách hàng của ngân hàng lưu ký khi giao dịch chứng khoán phải đáp ứng yêu cầu về giao dịch chứng khoán và thực hiện ký quỹ bù trừ trước khi giao dịch theo các quy định pháp luật về giao dịch chứng khoán, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
2. Trường hợp có thỏa thuận với thành viên bù trừ, tổ chức mở tài khoản trực tiếp có thể tự quản lý tài sản ký quỹ bù trừ trên tài khoản lưu ký của tổ chức mở tài khoản trực tiếp; ngân hàng lưu ký không phải là thành viên bù trừ có thể quản lý tài sản ký quỹ bù trừ là tiền, chứng khoán của khách hàng trên tài khoản lưu ký của khách hàng tại ngân hàng lưu ký nhưng việc bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của tổ chức mở tài khoản trực tiếp, khách hàng của ngân hàng lưu ký phải được thực hiện trên tài khoản ký quỹ bù trừ mở tại thành viên bù trừ.
3. Thành viên bù trừ chịu trách nhiệm đối với toàn bộ nghĩa vụ ký quỹ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của tổ chức mở tài khoản trực tiếp, khách hàng của ngân hàng lưu ký không phải là thành viên bù trừ đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, kể cả trường hợp có thỏa thuận về việc quản lý ký quỹ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán với tổ chức mở tài khoản trực tiếp, ngân hàng lưu ký đó.
4. Ngân hàng lưu ký là thành viên bù trừ thực hiện đầy đủ trách nhiệm của thành viên bù trừ theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Thông tư này và chỉ được quyền từ chối xác nhận thanh toán giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong trường hợp công ty chứng khoán đặt lệnh giao dịch là thành viên bù trừ đặt sai thông tin lệnh của nhà đầu tư hoặc đặt lệnh khi chưa có xác nhận, bảo lãnh của ngân hàng lưu ký. Trong trường hợp này, công ty chứng khoán là thành viên bù trừ chịu trách nhiệm sửa lỗi cho giao dịch của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 33 Thông tư này.
Như vậy, thành viên bù trù có thể giao tài khoản ký quỹ bù trừ cho nhà đầu tư mở tài khoản trực tiếp có thể tự quản lý tài sản ký quỹ bù trừ trên tài khoản lưu ký của nhà đầu tư. Việc quản lý tài sản sản sẽ được thực hiện tùy theo thỏa thuận giữa thành viên bù trừ và nhà đầu tư đăng ký mở tài khoản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?