Thành viên Ban kiểm soát đặc biệt của ngân hàng thương mại có được bao gồm cổ đông lớn của ngân hàng thương mại đó không?
Thành viên Ban kiểm soát đặc biệt của ngân hàng thương mại có được bao gồm cổ đông lớn của ngân hàng thương mại đó không?
Thành viên Ban kiểm soát đặc biệt (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Thông tư 11/2019/TT-NHNN quy định về thành viên Ban kiểm soát đặc biệt như sau:
Thành phần, cơ cấu, cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt
…
2. Thành viên của Ban kiểm soát đặc biệt thuộc các đối tượng sau đây:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (trong trường hợp kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này), tổ chức tín dụng khác tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cử, trưng tập, đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan cử;
b) Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin được Ngân hàng Nhà nước mời, trưng tập.
Tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 11/2019/TT-NHNN quy định các đối tượng không được làm thành viên Ban kiểm soát đặc biệt như sau:
Thành phần, cơ cấu, cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt
…
Thành viên Ban kiểm soát đặc biệt không phải là vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), cá nhân là cổ đông lớn, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoặc cá nhân là người đại diện theo pháp luật của cổ đông lớn, chủ sở hữu, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Theo đó, cổ đông lớn của ngân hàng thương mại không phải là đối tượng được làm thành viên Ban kiểm soát đặc biệt của chính ngân hàng thương mại đang được kiểm soát đặc biệt.
Thành viên Ban kiểm soát đặc biệt có quyền, nghĩa vụ như thế nào?
Theo Điều 17 Thông tư 11/2019/TT-NHNN, thành viên Ban kiểm soát đặc biệt có các quyền, nghĩa vụ như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, ủy quyền của Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt.
- Báo cáo kịp thời và đề xuất biện pháp xử lý với Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt về những diễn biến bất thường, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn hoạt động và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và trước pháp luật về việc thực thi nhiệm vụ được phân công.
Ban kiểm soát đặc biệt có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt được quy định tại Mục 1 Chương VIII Luật các tổ chức tín dụng 2010 được bổ dung bởi Điều 146b Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt
1. Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện các nội dung sau đây:
a) Rà soát và điều chỉnh cơ cấu tổ chức, mạng lưới, hoạt động kinh doanh, tập trung thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm;
b) Cắt giảm chi phí, bao gồm cả việc cắt giảm lãi suất của các khoản tiền gửi, trái phiếu có lãi suất cao, tiền thuê của các hợp đồng thuê tài sản, thuê mua tài sản có tiền thuê cao.
2. Chỉ đạo tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng, thực hiện phương án cơ cấu lại theo quy định của Luật này.
3. Tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nếu các hoạt động này có thể gia tăng rủi ro cho tổ chức tín dụng đó hoặc không phù hợp với phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt.
4. Đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ định người thay thế Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng ban, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
5. Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, không chấp hành chỉ đạo của Ban kiểm soát đặc biệt.
6. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định: thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt, gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt; cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt, thu nợ khoản vay đặc biệt; thanh lý tài sản, thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
7. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?