Thanh tra viên chính ngành Lao động Thương binh và Xã hội có được thay thế chứng chỉ ngoại ngữ bằng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số không?
- Tiêu chuẩn chung đối với thanh tra viên chính ngành Lao động Thương binh và Xã hội được quy định thế nào?
- Thanh tra viên chính ngành Lao động Thương binh và Xã hội có được thay thế chứng chỉ ngoại ngữ bằng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số không?
- Khi đi công tác, thanh tra viên chính ngành Lao động Thương binh và Xã hội được trang bị các phương tiện gì để phục vụ hoạt động thanh tra?
Tiêu chuẩn chung đối với thanh tra viên chính ngành Lao động Thương binh và Xã hội được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 14/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thanh tra viên
...
2. Tiêu chuẩn của thanh tra viên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.
Dẫn chiếu theo Điều 39 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định cá nhân được bổ nhiệm làm thanh tra viên chính ngành Lao động Thương binh và Xã hội cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung sau đây:
- Là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, trừ trường hợp Chính phủ quy định khác đối với Thanh tra viên của cơ quan thanh tra được thành lập theo quy định của luật hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật này.
- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên trong lĩnh vực chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
- Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra không kể thời gian tập sự hoặc có ít nhất 05 năm công tác trở lên đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra.
Trước đây, quy định cá nhân được bổ nhiệm làm thanh tra viên chính ngành Lao động Thương binh và Xã hội cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung tại khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra 2010 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) như sau:
Tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên
1. Thanh tra viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
b) Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;
c) Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;
d) Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.
...
Thanh tra viên chính ngành Lao động Thương binh và Xã hội (Hình từ Internet)
Thanh tra viên chính ngành Lao động Thương binh và Xã hội có được thay thế chứng chỉ ngoại ngữ bằng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số không?
Theo điểm d khoản 4 Điều 7 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên chính
...
4. Yêu cầu trình độ, thâm niên công tác:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác;
b) Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên chính;
c) Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính;
d) Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức. Đối với công chức công tác tại các địa phương ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phục vụ trực tiếp cho công tác thì được thay thế chứng chỉ ngoại ngữ bằng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc thủ trưởng cơ quan thanh tra nơi công chức đó công tác xác nhận;
đ) Sử dụng thành thạo tin học văn phòng hoặc có chứng chỉ tin học văn phòng;
e) Có thời gian công tác ở ngạch thanh tra viên và tương đương tối thiểu là 09 năm, trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và đang giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch thanh tra viên chính chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.
Căn cứ quy định trên thì thanh tra viên chính ngành Lao động Thương binh và Xã hội được thay thế chứng chỉ ngoại ngữ bằng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số nếu công chức công tác tại các địa phương ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phục vụ trực tiếp cho công tác.
Ngoài ra, chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số đó phải do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc thủ trưởng cơ quan thanh tra nơi công chức đó công tác xác nhận.
Khi đi công tác, thanh tra viên chính ngành Lao động Thương binh và Xã hội được trang bị các phương tiện gì để phục vụ hoạt động thanh tra?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư 14/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 16/2019/TT-BLĐTBXH) quy định như sau:
Khi đi công tác, thanh tra viên chính ngành Lao động Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra độc lập hoặc theo đoàn thanh tra được trang bị các phương tiện làm việc và thiết bị sau để phục vụ hoạt động thanh tra:
- Máy tính xách tay, máy in;
- Thiết bị chụp ảnh, ghi âm, ghi hình;
- Các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng;
- Các thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động của thanh tra.
Ngoài những phương tiện, thiết bị kỹ thuật nêu trên, khi tiến hành thanh tra và trong trường hợp cần thiết, cơ quan thanh tra được sử dụng phương tiện, kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ lập danh mục thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?