Thanh tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra là bao nhiêu? Trường hợp nào không được hưởng phụ cấp?
Thanh tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Mục I Thông tư liên tịch 191/2006/TTLT-TTCP-BNV-BTC có nêu:
ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC PHỤ CẤP
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
Tổng Thanh tra, Phó Tổng thanh tra, Thanh tra viên cao cấp, Thanh tra viên chính và Thanh tra viên thuộc các cơ quan Thanh tra nhà nước, gồm: Cơ quan Thanh tra được thành lập theo cấp hành chính và cơ quan Thanh tra được thành lập theo ngành, lĩnh vực.
2. Mức phụ cấp trách nhiệm:
a) Tổng Thanh tra, Phó Tổng thanh tra, Thanh tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 15% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
b) Thanh tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 20% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
c) Thanh tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 25% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Theo đó mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra đối với Thanh tra viên chính là bằng 20% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Thanh tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào Thanh tra viên chính không được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề?
Về nội dung này thực hiện Mục II Thông tư liên tịch 191/2006/TTLT-TTCP-BNV-BTC quy định về nguyên tắc áp dụng phụ cấp trách nhiệm, cụ thể:
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM
1. Đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm quy định tại khoản 1 mục I Thông tư này là những người được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm vào ngạch hoặc chức danh theo quy định của pháp luật.
2. Người được bổ nhiệm vào ngạch hoặc chức danh nào thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm quy định đối với ngạch hoặc chức danh đó.
3. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên cao hơn (nâng ngạch) mà tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra ở ngạch mới được bổ nhiệm thấp hơn tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra đã hưởng ở ngạch cũ thì được bảo lưu phần chênh lệch giữa tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra đã hưởng ở ngạch cũ so với tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra ở ngạch mới cho đến khi được nâng bậc lương liền kề ở ngạch mới được bổ nhiệm.
...
4. Đối tượng nêu tại khoản 1 mục I Thông tư này không hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra trong các trường hợp sau:
a) Miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, nghỉ việc hoặc được thuyên chuyển, điều động sang cơ quan khác không thuộc cơ quan Thanh tra;
b) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
c) Thời gian đi học tập trung trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
d) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên;
đ) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội hiện hành của Nhà nước;
e) Thời gian bị đình chỉ công tác.
Theo đó thì Thanh tra viên chính sẽ không được hưởng phụ trách nhiệm theo nghề Thanh tra trong các trường hợp:
(1) Miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, nghỉ việc hoặc được thuyên chuyển, điều động sang cơ quan khác không thuộc cơ quan Thanh tra;
(2) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
(3) Thời gian đi học tập trung trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
(4) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên;
(5) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội hiện hành của Nhà nước;
(6) Thời gian bị đình chỉ công tác.
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra được tính trả vào thời điểm nào?
Về quy tắc chi trả phụ cấp tại Mục III Thông tư liên tịch 191/2006/TTLT-TTCP-BNV-BTC có quy định:
NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHI TRẢ PHỤ CẤP
1. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra thực hiện theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra:
a) Phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra được tính trả vào cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
b) Các đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó chi trả.
Theo đó phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra được tính trả vào cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?