Thanh tra huyện có được quyền thực hiện công tác thanh tra giáo dục tại các cơ sở giáo dục hay không?
Thanh tra huyện được quyền thực hiện công tác thanh tra giáo dục trong trường hợp có đơn khiếu nại không?
Thanh tra huyện được tiến hành công tác thanh tra giáo dục không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 31 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện
...
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Trước đây, theo khoản 3 Điều 27 Luật Thanh tra 2010 (Hết hiệu lực từ ngày 01/07/2023) một trong số những quyền hạn và trách nhiệm của Thanh tra huyện là:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện
...3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Thẩm quyền, đối tượng thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục được quy định tại Điều 12 Nghị định 42/2013/NĐ-CP như sau:
"1. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra hành chính đối với đại học quốc gia; đại học vùng; học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo; doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập.
2. Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ: Thanh tra hành chính đối với trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
3. Thanh tra tỉnh: Thanh tra hành chính đối với trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng (không bao gồm các trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng công lập của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn), cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp.
4. Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn); trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học phổ thông; trung tâm giáo dục thường xuyên; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.
5. Thanh tra huyện: Thanh tra hành chính đối với cơ sở giáo dục mầm non; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học cơ sở; tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp."
Theo quy định trên, có thể thấy trong trường hợp này thẩm quyền thanh tra, giải quyết khiếu nại tại trường tiểu học trong tình huống trên sẽ thuộc về Thanh tra huyện.
Việc thanh tra trong giáo dục được áp dụng đối với những đối tượng cụ thể nào?
Nội dung thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục được quy định tại Điều 11 Nghị định 42/2013/NĐ-CP như sau:
"Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục; chính sách, pháp luật khác có liên quan và nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này."
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 42/2013/NĐ-CP, đối tượng được thanh tra trong lĩnh vực giáo dục là tại quy định trên là: cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, trường trung cấp chuyên nghiệp; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.
Quy trình thanh tra giáo dục tại trường tiểu học được thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ theo Điều 59 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) như sau:
(1) Thủ trưởng cơ quan thanh tra căn cứ quy định tại Điều 51 của Luật này ban hành quyết định thanh tra.
Quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sau đây:
- Căn cứ ra quyết định thanh tra
- Phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ thanh tra, nhiệm vụ thanh tra;
- Thời hạn thanh tra;
- Thành lập Đoàn thanh tra, bao gồm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có), thành viên khác của Đoàn thanh tra.
(3) Đối với cuộc thanh tra theo kế hoạch, quyết định thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra và công bố chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành thanh tra trực tiếp.
(4) Đối với cuộc thanh tra đột xuất, quyết định thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra và công bố trước khi tiến hành thanh tra trực tiếp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 64 của Luật này.
Thời hạn tiến hành thanh tra được quy định tại Điều 47 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Thời hạn thanh tra
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:
a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày; trường hợp đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn lần thứ hai không quá 30 ngày;
b) Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày;
c) Cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.
2. Thời gian tạm dừng cuộc thanh tra quy định tại Điều 70 của Luật này không tính vào thời hạn thanh tra.
Trước đây, căn cứ các quy định tại Điều 43, Điều 44 và Điều 45 Luật Thanh tra 2010 (Hết hiệu lực ngày 01/07/2023) quy trình thanh tra giáo dục được thực hiện theo trình tự sau đây:
(1) Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra. Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác.
Trong đó, quyết định thanh tra hanh chính bao gồm những nội dung sau:
- Căn cứ pháp lý để thanh tra;
- Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;
- Thời hạn thanh tra;
- Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra.
(2) Chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, quyết định thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất.
Quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập biên bản.
(3) Thời hạn tiến hành thanh tra
- Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày;
- Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày;
- Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
(4) Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
* Việc kéo dài thời hạn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều này do người ra quyết định thanh tra quyết định.
Như vậy, thanh tra huyện được phép tiến hành thanh tra và giải quyết khiếu nại trong hoạt động giáo dục tại trường tiểu học. Trình tự và thời gian tiến hành được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?