Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng có phải tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Ban Cơ yếu Chính phủ không?
- Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng là cơ quan trực thuộc cơ quan nào?
- Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng có phải tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Ban Cơ yếu Chính phủ không?
- Chánh Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng có quyền chỉ huy Thanh tra Cơ yếu thực hiện nhiệm vụ quyền hạn không?
Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng là cơ quan trực thuộc cơ quan nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 33/2014/NĐ-CP quy định Thanh tra Cơ yếu như sau:
Thanh tra Cơ yếu
Thanh tra Cơ yếu là cơ quan trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ (sau đây gọi là Trưởng ban) quản lý, chỉ đạo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Trưởng ban; thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Ban Cơ yếu Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng là cơ quan trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ (sau đây gọi là Trưởng ban) quản lý, chỉ đạo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng;
Thanh tra Cơ yếu tiến hành thanh tra hành chính đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Trưởng ban. Đồng thời, thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Ban Cơ yếu Chính phủ và thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng (Hình từ Internet)
Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng có phải tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Ban Cơ yếu Chính phủ không?
Căn cứ khoản 9 Điều 20 Nghị định 33/2014/NĐ-CP quy định nhiệm vụ quyền hạn Thanh tra Cơ yếu như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cơ yếu
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Trưởng ban phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Trưởng ban.
3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành cơ yếu, quy định về chuyên môn - kỹ thuật và quy tắc quản lý ngành Cơ yếu.
4. Thanh tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
5. Thanh tra vụ việc khác do Trưởng ban giao.
6. Giúp Trưởng ban quản lý, chỉ đạo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
7. Giúp Trưởng ban quản lý, chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
8. Xử lý hoặc kiến nghị áp dụng các biện pháp xử lý để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về cơ yếu.
9. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra trong phạm vi quản lý của Trưởng ban. Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Ban Cơ yếu Chính phủ.
10. Quản lý công tác thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho chỉ huy, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Trưởng ban. Thực hiện sơ kết, tổng kết, thông tin, báo cáo và tham gia biên soạn tài liệu về công tác thanh tra trong ngành Thanh tra quốc phòng.
Theo đó, Thanh tra Cơ yếu phải theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra trong phạm vi quản lý của Trưởng ban. Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Ban Cơ yếu Chính phủ.
Chánh Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng có quyền chỉ huy Thanh tra Cơ yếu thực hiện nhiệm vụ quyền hạn không?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 33/2014/NĐ-CP quy định nhiệm vụ quyền hạn của Chánh Thanh tra Cơ yếu như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Cơ yếu
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Trưởng ban; lãnh đạo, chỉ huy Thanh tra Cơ yếu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 20 Nghị định này và các quy định của ngành Cơ yếu, pháp luật về thanh tra, cơ yếu và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về quyết định của mình.
...
Theo đó, Chánh Thanh tra Cơ yếu của Thanh tra Quốc phòng có quyền chỉ huy Thanh tra Cơ yếu thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy định tại Điều 20 Nghị định này và các quy định của ngành Cơ yếu, pháp luật về thanh tra, cơ yếu và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?