Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ đúng không? Thực hiện chức năng như thế nào?
Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ đúng không? Thực hiện chức năng như thế nào?
Theo Điều 1 Nghị định 81/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/12/2023) quy định về vị trí và chức năng của Thanh tra Chính phủ như sau:
Vị trí và chức năng
Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ.
Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ trình Chính phủ những nội dung như thế nào?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 81/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/12/2023) thì Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ trình Chính phủ những nội dung sau:
- Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo Chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Thanh tra Chính phủ đã được phê duyệt và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn, hàng năm về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ; các dự thảo quyết định, chỉ thị, các văn bản khác về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tổ chức triển khai thực hiện.
Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ đúng không? Thực hiện chức năng như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra quy định thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Nghị định 81/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/12/2023) về công tác thanh tra, Thanh tra Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng Định hướng chương trình thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra; tổ chức thực hiện và hướng dẫn bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra.
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước khi được Thủ tướng Chính phủ giao; thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của nhiều bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết.
- Quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thanh tra đối với vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thực hiện thì ra quyết định thanh tra hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.
- Phối hợp với Kiểm toán nhà nước để xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước; chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan Thanh tra theo quy định của pháp luật.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
- Xem xét, xử lý những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra mà Chánh Thanh tra bộ không nhất trí với chỉ đạo của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra tỉnh không nhất trí với chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đồng ý thì Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Đề nghị Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được phát hiện qua thanh tra; trường hợp đề nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được phát hiện qua thanh tra; báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có nội dung trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được phát hiện qua thanh tra.
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
- Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, chấn chỉnh, khắc phục sai phạm trong ngành, lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý do Thanh tra Chính phủ phát hiện qua thanh tra.
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét trách nhiệm, xử lý đối với cá nhân thuộc quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ, của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Tài chính Kế toán là gì? Ban Tài chính Kế toán giúp việc cho ai? Ban Tài chính Kế toán được tổ chức thành mấy tổ?
- Mẫu viết bài văn tả một người đang làm việc (tả cô giáo đang giảng bài) lớp 5? Dàn ý tả cô giáo đang giảng bài?
- Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được bảo trì như thế nào? Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được tổ chức thực hiện như thế nào?
- Quy định mới về việc cấm mua bán bào thai? Những điểm mới của Luật phòng, chống mua bán người 2024?
- 5 Mẫu bài văn ngắn tả cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em ngắn gọn lớp 5? Hình thức tuyển sinh trung học cơ sở?