Thanh tra chính phủ có được giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước không?
- Thanh tra chính phủ có được giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước không?
- Thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có được kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền không?
- Trong cơ cấu tổ chức của thanh tra chính phủ những đơn vị nào là đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ?
Thanh tra chính phủ có được giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước không?
Thanh tra chính phủ có được giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước được quy định tại Điều 1 Nghị định 81/2023/NĐ-CP như sau:
Vị trí và chức năng
Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên phạm vi cả nước.
Thanh tra chính phủ có được giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước không? (hình từ internet)
Thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có được kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền không?
Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra chính phủ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 81/2023/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực:
a) Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra;
b) Thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo thẩm quyền; thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp, tổ chức xã hội khu vực ngoài nhà nước theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
c) Chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực; thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc việc xử lý người có hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và Chính phủ;
d) Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền;
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của thì thanh tra chính phủ thì việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Chính phủ.
Trong cơ cấu tổ chức của thanh tra chính phủ những đơn vị nào là đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ?
Trong cơ cấu tổ chức của thanh tra chính phủ những đơn vị nào là đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ Điều 3 Nghị định 81/2023/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Pháp chế.
2. Vụ Tổ chức cán bộ.
3. Vụ Hợp tác quốc tế.
4. Vụ Kế hoạch - Tổng hợp.
5. Văn phòng.
6. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I).
7. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II).
8. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III).
9. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I).
10. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II).
11. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III).
12. Cục Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV).
13. Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Cục V).
14. Ban Tiếp công dân trung ương.
15. Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra.
16. Báo Thanh tra.
17. Tạp chí Thanh tra.
18. Trường Cán bộ Thanh tra.
19. Trung tâm Thông tin.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 14 là các tổ chức hành chính, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị từ khoản 15 đến khoản 19 là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.
Ban Tiếp công dân trung ương có bộ phận thường trực tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Thanh tra Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cơ cấu tổ chức của thanh tra chính phủ những đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ là các đơn vị từ khoản 15 đến khoản 19 Điều này, cụ thể bao gồm:
- Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra.
- Báo Thanh tra.
- Tạp chí Thanh tra.
- Trường Cán bộ Thanh tra.
- Trung tâm Thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?