Thanh tra Bộ Tài chính là đơn vị tiến hành công tác thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có đúng không?
Thanh tra Bộ Tài chính là đơn vị tiến hành công tác thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có đúng không?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 2088/QĐ-BTC năm 2017 quy định về vị trí và chức năng của Thanh tra Bộ Tài chính như sau:
Vị trí và chức năng
Thanh tra Bộ Tài chính là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý thống nhất, toàn diện công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
Thanh tra Bộ Tài chính chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Bộ Tài chính có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện các chức năng sau:
+ Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý thống nhất, toàn diện công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo;
+ Phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
+ Thực hiện thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
Như vậy, Thanh tra Bộ Tài chính là đơn vị thực hiện thanh tra các công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng chỉ trong phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.
Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Thanh tra Bộ Tài chính anh có thể tham khảo Điều 2 Quyết định 2088/QĐ-BTC năm 2017.
Thanh tra Bộ Tài chính là đơn vị tiến hành công tác thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có đúng không? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài chính như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 2088/QĐ-BTC năm 2017 quy định về cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài chính như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp.
2. Phòng Quản lý các vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân (gọi tắt là Phòng Khiếu tố).
3. Phòng Thanh tra ngân sách (gọi tắt là Phòng Thanh tra 1).
4. Phòng Thanh tra vốn đầu tư xây dựng (gọi tắt là Phòng Thanh tra 2).
5. Phòng Thanh tra tài chính các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (gọi tắt là Phòng Thanh tra 3).
6. Phòng Thanh tra tài chính doanh nghiệp (gọi tắt là Phòng Thanh tra 4).
7. Phòng Thanh tra giá và các Quỹ tài chính (gọi tắt là Phòng Thanh tra 5).
8. Phòng Thanh tra chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là Phòng Thanh tra 6);
9. Phòng Thanh tra Hành chính (gọi tắt là Phòng Thanh tra 7).
10. Phòng Xử lý sau thanh tra.
11. Phòng Thanh tra đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Phòng Thanh tra 8).
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Chánh Thanh tra Bộ Tài chính quy định.
Thanh tra Bộ Tài chính làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với những công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính phân công nhiệm vụ cho công chức, viên chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Biên chế của Thanh tra Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài chính như sau:
1. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp.
2. Phòng Quản lý các vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân (gọi tắt là Phòng Khiếu tố).
3. Phòng Thanh tra ngân sách (gọi tắt là Phòng Thanh tra 1).
4. Phòng Thanh tra vốn đầu tư xây dựng (gọi tắt là Phòng Thanh tra 2).
5. Phòng Thanh tra tài chính các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (gọi tắt là Phòng Thanh tra 3).
6. Phòng Thanh tra tài chính doanh nghiệp (gọi tắt là Phòng Thanh tra 4).
7. Phòng Thanh tra giá và các Quỹ tài chính (gọi tắt là Phòng Thanh tra 5).
8. Phòng Thanh tra chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là Phòng Thanh tra 6);
9. Phòng Thanh tra Hành chính (gọi tắt là Phòng Thanh tra 7).
10. Phòng Xử lý sau thanh tra.
11. Phòng Thanh tra đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Phòng Thanh tra 8).
Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có trách nhiệm gì?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 2088/QĐ-BTC năm 2017 quy định như sau:
Lãnh đạo Thanh tra Bộ Tài chính
Thanh tra Bộ Tài chính có Chánh Thanh tra và một số Phó Chánh Thanh tra theo quy định.
Chánh Thanh tra Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Bộ Tài chính; quản lý công chức, tài sản được giao theo quy định. Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Tài chính theo quy định tại Điều 2 Quyết định này. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản liên quan.
Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra về nhiệm vụ được phân công.
Như vậy, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có các trách nhiệm sau:
+ Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Bộ Tài chính;
+ Quản lý công chức, tài sản được giao theo quy định.
+ Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Tài chính theo quy định tại Điều 2 Quyết định 2088/QĐ-BTC năm 2017.
+ Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Luật Thanh tra 2010, Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2018 và các văn bản liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?