Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác phòng chống tham nhũng?
- Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoạt động dưới sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của cơ quan nào?
- Lãnh đạo Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những ai?
- Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác phòng chống tham nhũng?
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoạt động dưới sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của cơ quan nào?
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 626/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là Thanh tra Bộ) là cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của Bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
3. Thanh tra Bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có kinh phí hoạt động và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật. Trụ sở của Thanh tra Bộ đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những ai?
Lãnh đạo của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 626/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Thanh tra Bộ:
Chánh Thanh tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước Tổng Thanh tra Chính phủ, trước pháp luật về hoạt động của Thanh tra Bộ và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 3 Quyết định này.
Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Chánh Thanh tra và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
...
Theo đó, lãnh đạo Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm có:
- Chánh Thanh tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước Tổng Thanh tra Chính phủ, trước pháp luật về hoạt động của Thanh tra Bộ và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 3 Quyết định 626/QĐ-BNN-TCCB năm 2014.
- Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Chánh Thanh tra và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác phòng chống tham nhũng?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại khoản 7 Điều 2 Quyết định 626/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ
Thanh tra Bộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 của Luật Thanh tra năm 2010; Điều 61 Luật Khiếu nại; Điều 41 Luật Tố cáo; Điều 7, Điều 65, Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
7. Công tác phòng, chống tham nhũng:
a) Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Bộ về công tác phòng, chống tham nhũng;
b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng; tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng;
c) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ việc thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, trong công tác phòng chống tham nhũng, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Bộ về công tác phòng, chống tham nhũng;
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng; tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng;
- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ việc thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?