Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có được sử dụng con dấu của Bộ Giao thông vận tải không? Thanh tra có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác phòng chống tham nhũng?
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có được sử dụng con dấu của Bộ Giao thông vận tải không?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 1309/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của Bộ Giao thông vận tải; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
3. Thanh tra Bộ có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; được sử dụng con dấu của Bộ khi Chánh Thanh tra ký văn bản thừa lệnh Bộ trưởng.
Như vậy, theo quy định trên thì Thanh tra Bộ Giao thông vận tải được sử dụng con dấu của Bộ Giao thông vận tảikhi Chánh Thanh tra ký văn bản thừa lệnh Bộ trưởng.
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (Hình từ Internet)
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác phòng chống tham nhũng?
Căn cứ tại khoản 9 Điều 2 Quyết định 1309/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
9. Về công tác phòng, chống tham nhũng:
a) Chủ trì tham mưu giúp Bộ trưởng công tác phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
b) Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
c) Chủ trì thực hiện xác minh tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật;
10. Giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện công tác kiểm toán nội bộ; thực hiện kiểm toán nội bộ tại Bộ và các đơn vị trực thuộc theo quy định;
11. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ trưởng, Thanh tra Bộ và các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, các Bộ, ngành khác liên quan đến trách nhiệm của Bộ. Chủ trì đề xuất việc xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ có sai sót, sai phạm theo kết luận thanh tra, kiểm tra.
12. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý ngành Giao thông vận tải; kiến nghị đình chỉ thi hành hoặc hủy bỏ những quyết định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra.
13. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm toán nội bộ thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ.
14. Kiến nghị Bộ trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định về xử lý thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.
15. Thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
…
Theo đó, trong công tác phòng chống tham nhũng thì Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chủ trì tham mưu giúp Bộ trưởng công tác phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
- Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì thực hiện xác minh tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật
Lãnh đạo Thanh tra Bộ Giao thông vận tải gồm có những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1309/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Thanh tra Bộ:
Lãnh đạo Thanh tra Bộ gồm Chánh Thanh tra và các Phó Chánh Thanh tra.
Số lượng Phó Chánh Thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giao thông vận tải.
Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Thanh tra Bộ.
Phó Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
b) Các tổ chức thuộc Thanh tra Bộ, gồm:
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp (Phòng Thanh tra 1);
- Phòng Thanh tra Hành chính (Phòng Thanh tra 2);
- Phòng Thanh tra Chuyên ngành (Phòng Thanh tra 3);
- Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Phòng Thanh tra 4);
- Phòng Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Phòng Thanh tra 5).
Nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các phòng do Chánh Thanh tra Bộ quy định.
c) Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh, chức vụ, ngạch công chức của Thanh tra Bộ: Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Thanh tra viên các cấp được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật về thanh tra viên.
d) Việc giao Người phụ trách công tác kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Biên chế của Thanh tra Bộ thuộc biên chế công chức của Bộ Giao thông vận tải, do Bộ trưởng quyết định giao hàng năm.
Như vậy, theo quy định trên thì Lãnh đạo Thanh tra Bộ Giao thông vận tải gồm Chánh Thanh tra và các Phó Chánh Thanh tra.
Số lượng Phó Chánh Thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giao thông vận tải.
Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Thanh tra Bộ.
Phó Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
- Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?