Thanh tra Bộ Công Thương là đơn vị thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia về Phòng chống tội phạm của Bộ đúng không?
Thanh tra Bộ Công Thương thực hiện những chức năng gì?
Chức năng của Thanh tra Bộ Công Thương được quy định tại Điều 1 Quyết định 849/QĐ-BCT năm 2013 như sau:
Vị trí và chức năng
Thanh tra Bộ Công Thương (sau đây gọi là Thanh tra Bộ) là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của Bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Thanh tra Bộ Công Thương là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện những chức năng sau đây:
- Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
- Tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
- Tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của Bộ;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ Công Thương (Hình từ Internet)
Thanh tra Bộ Công Thương là đơn vị thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia về Phòng chống tội phạm của Bộ đúng không?
Nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Công Thương được quy định tại khoản 13 Điều 2 Quyết định 849/QĐ-BCT năm 2013 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Công Thương.
2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
3. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
5. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
6. Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Thanh tra Sở Công Thương; hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức, nghiệp vụ đối với các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện pháp luật thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và công dân.
7. Yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn thanh tra.
8. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua hoạt động thanh tra.
9. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.
10. Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
11. Tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng nghiệp vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
12. Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng.
13. Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia về Phòng, chống tội phạm của Bộ Công Thương (Ban Chỉ đạo 138).
...
Theo đó, Thanh tra Bộ Công Thương là đơn vị thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia về Phòng chống tội phạm của Bộ (Ban Chỉ đạo 138).
Thanh tra Bộ Công Thương được tổ chức bao gồm các phòng ban nào?
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Công Thương được quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 849/QĐ-BCT năm 2013 như sau:
Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
...
3. Thanh tra Bộ được tổ chức các phòng:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Thanh tra hành chính (gọi tắt là Phòng 1);
c) Phòng Thanh tra chuyên ngành Điện lực (gọi tắt là Phòng 2);
d) Phòng Thanh tra chuyên ngành Hóa chất-Dầu khí (gọi tắt là Phòng 3);
đ) Phòng Thanh tra về phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là Phòng 4);
e) Phòng Quản lý khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân (gọi tắt là Phòng 5);
g) Phòng Kiểm tra kết luận thanh tra và Thanh tra lại (gọi tắt là Phòng 6).
Lãnh đạo Phòng có Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ.
...
Theo đó, Thanh tra Bộ Công thương được tổ chức các phòng như sau:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Thanh tra hành chính (gọi tắt là Phòng 1);
- Phòng Thanh tra chuyên ngành Điện lực (gọi tắt là Phòng 2);
- Phòng Thanh tra chuyên ngành Hóa chất-Dầu khí (gọi tắt là Phòng 3);
- Phòng Thanh tra về phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là Phòng 4);
- Phòng Quản lý khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân (gọi tắt là Phòng 5);
- Phòng Kiểm tra kết luận thanh tra và Thanh tra lại (gọi tắt là Phòng 6).
Lãnh đạo Phòng có Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Công thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?