Thành phần tham gia hội nghị tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế gồm những ai?
- Thành phần tham gia hội nghị tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế gồm những ai?
- Ai có quyền quyết định thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại?
- Hội nghị tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế chỉ được tiến hành trong trường hợp nào?
Thành phần tham gia hội nghị tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế gồm những ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Quy chế tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định 1490/QĐ-TCT năm 2021 quy định về việc tổ chức hội nghị tham vấn như sau:
Tổ chức hội nghị tham vấn
1. Đơn vị chủ trì tổ chức tham vấn gửi giấy mời (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Quy chế này) đến các thành viên của hội đồng và các đơn vị, cá nhân khác có liên quan chậm nhất là trước 03 ngày làm việc so với ngày tổ chức hội nghị tham vấn.
2. Thành phần tham gia hội nghị tham vấn gồm:
a) Hội đồng tham vấn;
b) Đơn vị chủ trì tổ chức tham vấn;
c) Thành viên Đoàn Thanh tra, kiểm tra hoặc các đơn vị, cá nhân khác có liên quan được mời tham dự (theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan thuế).
3. Hội nghị tham vấn chỉ được tiến hành trong trường hợp có mặt Chủ tịch hội đồng tham vấn và ít nhất 70% tổng số thành viên của Hội đồng tham vấn (bao gồm cả Chủ tịch hội đồng) tham dự.
...
Như vậy, theo quy định thì thành phần tham gia hội nghị tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế bao gồm:
(1) Hội đồng tham vấn;
(2) Đơn vị chủ trì tổ chức tham vấn;
(3) Thành viên Đoàn Thanh tra, kiểm tra hoặc các đơn vị, cá nhân khác có liên quan được mời tham dự (theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan thuế).
Thành phần tham gia hội nghị tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế gồm những ai? (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định 1490/QĐ-TCT năm 2021 quy định về quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng tham vấn như sau:
Quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng tham vấn
1. Có quyền quyết định thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị tham vấn; phân công nhiệm vụ cho các thành viên hội đồng tham vấn, đơn vị chủ trì tổ chức tham vấn.
2. Chủ trì hội nghị tham vấn, tổ chức chỉ đạo điều hành các hoạt động của Hội đồng tham vấn theo quy định tại Quy chế này; ký biên bản tham vấn và các văn bản liên quan khác của Hội đồng tham vấn.
3. Biểu quyết về phương án giải quyết khiếu nại tại hội nghị tham vấn.
Như vậy, theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng tham vấn có quyền quyết định thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại.
Hội nghị tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế chỉ được tiến hành trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Quy chế tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định 1490/QĐ-TCT năm 2021 quy định về việc tổ chức hội nghị tham vấn như sau:
Tổ chức hội nghị tham vấn
...
2. Thành phần tham gia hội nghị tham vấn gồm:
a) Hội đồng tham vấn;
b) Đơn vị chủ trì tổ chức tham vấn;
c) Thành viên Đoàn Thanh tra, kiểm tra hoặc các đơn vị, cá nhân khác có liên quan được mời tham dự (theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan thuế).
3. Hội nghị tham vấn chỉ được tiến hành trong trường hợp có mặt Chủ tịch hội đồng tham vấn và ít nhất 70% tổng số thành viên của Hội đồng tham vấn (bao gồm cả Chủ tịch hội đồng) tham dự.
4. Trình tự tổ chức hội nghị tham vấn:
a) Chủ tịch Hội đồng tham vấn giới thiệu thành phần, tuyên bố lý do, thông qua hình thức làm việc, phân công cá nhân ghi biên bản tham vấn.
b) Đại diện đơn vị chủ trì tổ chức tham vấn trình bày nội dung đề nghị tham vấn, nêu vướng mắc phát sinh trong quá trình xem xét thụ lý giải quyết khiếu nại, bao gồm: vướng mắc về thực tế, căn cứ pháp lý, ý kiến của người khiếu nại, người bị khiếu nại, phương án đề xuất giải quyết.
c) Thành viên của Hội đồng tham vấn phát biểu ý kiến và đưa ra phương án đối với nội dung tham vấn giải quyết khiếu nại. Trường hợp các thành viên của Hội đồng tham vấn cùng thống nhất chung một phương án giải quyết thì ghi nhận nội dung này tại Biên bản tham vấn và không cần thực hiện biểu quyết theo quy định tại điểm d khoản này.
d) Trường hợp các thành viên của Hội đồng tham vấn không thống nhất chung một phương án giải quyết thì thực hiện biểu quyết về phương án giải quyết khiếu nại. Mỗi thành viên của Hội đồng tham vấn chỉ được biểu quyết đồng ý tối đa một phương án giải quyết khiếu nại. Chủ tịch Hội đồng tham vấn lấy ý kiến các thành viên về việc biểu quyết theo hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.
...
Như vậy, theo quy định thì Hội nghị tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế chỉ được tiến hành trong trường hợp có mặt Chủ tịch hội đồng tham vấn và ít nhất 70% tổng số thành viên của Hội đồng tham vấn (bao gồm cả Chủ tịch hội đồng) tham dự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?