Thành phần Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính gồm những ai? Thành viên Hội đồng này có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Thành phần Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 816/QĐ-BTC năm 2015, có quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng KH&CN ngành Tài chính như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng KH&CN ngành Tài chính:
1. Hội đồng có ít nhất 15 ủy viên, số lượng ủy viên có thể thay đổi theo từng nhiệm kỳ và do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định; Hội đồng gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng;
2. Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng phụ trách KH&CN ngành Tài chính và do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định cử;
3. Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là Viện trưởng Viện CL&CSTC; ủy viên thư ký Hội đồng được cử trong số cán bộ khoa học của Viện CL&CSTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì thành phần Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính gồm có Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 816/QĐ-BTC năm 2015, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng KH&CN ngành Tài chính như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng KH&CN ngành Tài chính:
…
5. Các thành viên Hội đồng:
a) Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng; Đóng góp ý kiến trực tiếp tại phiên họp Hội đồng hoặc trả lời các văn bản lấy ý kiến do Hội đồng yêu cầu;
b) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về nội dung, kết quả các nhiệm vụ được Hội đồng phân công; Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể khi được Chủ tịch Hội đồng giao;
c) Được Thường trực Hội đồng cung cấp thông tin, tài liệu, văn bản liên quan đến nội dung thảo luận tại các phiên họp của Hội đồng;
d) Có trách nhiệm quản lý tài liệu và văn bản thuộc bí mật Nhà nước theo quy định hiện hành
…
Như vậy, theo quy định trên thì thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng; Đóng góp ý kiến trực tiếp tại phiên họp Hội đồng hoặc trả lời các văn bản lấy ý kiến do Hội đồng yêu cầu;
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về nội dung, kết quả các nhiệm vụ được Hội đồng phân công; Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể khi được Chủ tịch Hội đồng giao;
- Được Thường trực Hội đồng cung cấp thông tin, tài liệu, văn bản liên quan đến nội dung thảo luận tại các phiên họp của Hội đồng;
- Có trách nhiệm quản lý tài liệu và văn bản thuộc bí mật Nhà nước theo quy định hiện hành.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính họp định kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 816/QĐ-BTC năm 2015, có quy định về phương thức làm việc của Hội đồng KH&CN ngành Tài chính như sau:
Phương thức làm việc của Hội đồng KH&CN ngành Tài chính:
1. Hội đồng họp định kỳ 6 tháng 1 lần, khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập các phiên họp bất thường;
2. Hội đồng làm việc tập thể, giải quyết những vấn đề theo nguyên tắc lấy biểu quyết theo đa số kèm theo số phiếu tán thành và những ý kiến là thiểu số được ghi nhận để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, chỉ đạo;
Các phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 tổng số số thành viên (tính cả thành viên vắng mặt có lý do, có ý kiến bằng văn bản gửi đến Hội đồng trước phiên họp). Các ý kiến đưa ra Hội đồng chỉ được ghi thành Nghị quyết, kiến nghị chính thức với Bộ trưởng Bộ Tài chính và có hiệu lực trong nội bộ Hội đồng khi có hơn 1/2 tổng số thành viên Hội đồng biểu quyết đồng ý (kể cả thành viên vắng mặt có ý kiến đồng ý bằng văn bản);
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể mời các nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài ngành tham gia phiên họp của Hội đồng. Số lượng đại biểu khách mời không vượt quá 1/3 số lượng ủy viên Hội đồng KH&CN ngành Tài chính; ý kiến của các đại biểu khách mời được Hội đồng tham khảo khi báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính; Các đại biểu khách mời không tham gia biểu quyết công việc của Hội đồng.
3. Chương trình, nội dung, tài liệu các cuộc họp phải được gửi trước 7 ngày làm việc cho các thành viên Hội đồng để nghiên cứu và chuẩn bị ý kiến đóng góp;
4. Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được sử dụng thời gian hành chính để tổ chức các phiên họp và các hoạt động của Hội đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính họp định kỳ 6 tháng 1 lần, khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập các phiên họp bất thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?