Thành phần đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường gồm có những đối tượng nào?
Thành phần đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường gồm có những đối tượng nào?
Căn cứ tại điểm c khoản 5 Điều 163 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường:
Theo đó, thành phần đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường như sau:
(i) Thành phần đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan ra quyết định kiểm tra;
+ Các chuyên gia trong trường hợp cần thiết và thành phần khác do người có thẩm quyền thành lập đoàn kiểm tra quyết định;
+ Đại diện cơ quan phối hợp nơi tiến hành kiểm tra, đại diện lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, đại diện của các cơ quan chuyên môn cùng cấp thuộc ngành, lĩnh vực có liên quan đến nội dung, đối tượng kiểm tra, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất hoặc các cơ quan này có văn bản về việc không cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra.
Các cơ quan chuyên môn cùng cấp thuộc ngành, lĩnh vực có liên quan phải cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường khi có đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
Lưu ý: trường hợp không cử được cán bộ thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị phải có văn bản trả lời.
(ii) Thành phần đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan ra quyết định kiểm tra, đại diện cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp trên và
+ Thành phần khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
(iii) Thành phần đoàn kiểm tra của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường do Thủ trưởng cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 163 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quyết định;
+ Mời đại diện cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cùng cấp tham gia.
Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm cử cán bộ phối hợp tham gia đoàn kiểm tra khi nhận được đề nghị của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường về việc triển khai đoàn kiểm tra,
Lưu ý: trường hợp không cử cán bộ tham gia thì phải kịp thời có văn bản trả lời lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường.
Thành phần phiên làm việc đầu tiên của đoàn kiểm tra do Trưởng đoàn kiểm tra quyết định.
Các thành viên đoàn kiểm tra theo quy định tại khoản này không tham gia phải có văn bản báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra.
Thành phần đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường gồm có những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Nội dung kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường là gì?
Nội dung kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường được quy định tại điểm d khoản 5 Điều 163 Nghị định 08/2022/NĐ-CP; cụ thể như sau:
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
- Kiểm tra các hoạt động có liên quan đến dấu hiệu hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm môi trường;
- Hoạt động liên quan đến nội dung tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có tin báo, phản ánh về vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm môi trường.
Lưu ý: Thời hạn một cuộc kiểm tra đối với một tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tối đa không quá 07 ngày, kể từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra tại nơi được kiểm tra.
Trường hợp vụ việc phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng, thời hạn kiểm tra là 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra.
Thời hạn kiểm tra không bao gồm thời gian phân tích, giám định, kiểm định mẫu môi trường (nếu có).
Việc xử lý kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
Việc xử lý kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường được quy định tại khoản 6 Điều 163 Nghị định 08/2022/NĐ-CP; cụ thể:
- Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển người có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Kết quả kiểm tra phải được Thủ trưởng, người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra thông báo bằng văn bản và phải gửi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được kiểm tra và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Thời hạn thông báo kết quả kiểm tra:
+ Tối đa là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động kiểm tra và có kết quả phân tích mẫu môi trường (nếu có) đối với trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản 6 Điều 163 Nghị định 08/2022/NĐ-CP; hoặc
+ Tối đa 15 ngày, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 6 Điều 163 Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- Thông báo kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường phải được gửi về cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cùng cấp, trừ kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở thuộc lĩnh vực bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?