Thành phần định mức kinh tế kỹ thuật lập quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều được quy định như thế nào?
- Định mức kinh tế kỹ thuật lập quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều là gì?
- Thành phần định mức kinh tế kỹ thuật lập quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều được quy định như thế nào?
- Định mức cho việc lập nội dung quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều cho vùng quy hoạch thực tế được tính theo công thức nào?
Định mức kinh tế kỹ thuật lập quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều là gì?
Định mức kinh tế kỹ thuật lập quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều là gì, thì theo quy định tại Mục 3 Chương I Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều ban hành kèm theo Thông tư 22/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Nguyên tắc áp dụng định mức
3.1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này là định mức tối đa để thực hiện các nội dung công việc trong hoạt động lập, thẩm định, công bố và rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều.
3.2. Căn cứ yêu cầu của nhiệm vụ lập quy hoạch, các công việc liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ chưa được quy định trong định mức kinh tế - kỹ thuật tại văn bản này thì áp dụng định mức, giá, đơn giá theo quy định của pháp luật về giá và quy định của các pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, thì theo quy định định mức kinh tế kỹ thuật lập quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều là định mức tối đa để thực hiện các nội dung công việc trong hoạt động lập, thẩm định, công bố và rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều.
Thành phần định mức kinh tế kỹ thuật lập quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thành phần định mức kinh tế kỹ thuật lập quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều được quy định như thế nào?
Thành phần định mức kinh tế kỹ thuật lập quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều được quy định tại Mục 7 Chương 1 Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều ban hành kèm theo Thông tư 22/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Thành phần định mức kinh tế - kỹ thuật
7.1. Số lượng công lao động gồm số lượng, cơ cấu thành phần lao động được tổ chức để thực hiện từng bước công việc cụ thể căn cứ vào tính chất, mức độ phức tạp, yêu cầu về chuyên môn của công việc.
7.2. Định mức lao động là thời gian lao động trực tiếp để sản xuất ra một sản phẩm (hoặc để thực hiện một bước công việc hoặc thực hiện một công việc cụ thể) và thời gian lao động trực tiếp phục vụ trong quá trình kiểm tra nghiệm thu sản phẩm theo quy chế kiểm tra nghiệm thu, đơn vị tính là công nhóm/đơn vị sản phẩm. Đối với những công việc bình thường, một công làm việc tính là 8 giờ.
7.3. Định mức vật liệu, dụng cụ và thiết bị
a) Định mức vật liệu là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc); đơn vị tính theo đơn vị của từng loại vật liệu/đơn vị sản phẩm; định mức vật liệu phụ được tính bằng % định mức vật liệu chính trong bảng định mức vật liệu.
b) Định mức dụng cụ và thiết bị là thời gian sử dụng dụng cụ và thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc); đơn vị tính là ca/đơn vị sản phẩm; thời hạn sử dụng dụng cụ và thiết bị tính là tháng; định mức dụng cụ phụ được tính bằng % định mức dụng cụ chính trong bảng định mức dụng cụ.
c) Số ca máy sử dụng thiết bị trong một năm: Máy ngoại nghiệp là 250 ca; máy nội nghiệp là 500 ca.
d) Điện năng tiêu thụ của các dụng cụ, thiết bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất và định mức dụng cụ, thiết bị và được tính theo công thức:
Định mức điện = (công suất thiết bị/giờ x 8 giờ làm việc x số ca sử dụng dụng cụ, thiết bị) + 5% hao hụt.
Như vậy, thì thành phần định mức kinh tế kỹ thuật lập quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều theo các quy định được nêu trên.
Định mức cho việc lập nội dung quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều cho vùng quy hoạch thực tế được tính theo công thức nào?
Định mức cho việc lập nội dung quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều cho vùng quy hoạch thực tế được tính theo công thức theo quy định tại tiểu mục 8.1 Mục 8 Chương 1 Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều ban hành kèm theo Thông tư 22/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Cách tính định mức
8.1. Định mức quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều
Định mức cho việc lập nội dung quy hoạch cho vùng quy hoạch thực tế được tính theo công thức sau:
Trong đó:
M: Mức hao phí (lao động, vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị) cho công tác lập quy hoạch của vùng quy hoạch;
Mc: Mức hao phí (lao động, vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị) cho công tác lập quy hoạch của vùng có điều kiện chuẩn (điều kiện áp dụng);
KF: Hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích vùng quy hoạch (được xác định tại Bảng 1.3);
Ki: Hệ số điều chỉnh thứ i theo mức độ phức tạp của từng yếu tố ảnh hưởng đến mức chuẩn, hệ số phi chuẩn Ki (được xác định tại Bảng 1.2);
n: Số các hệ số điều chỉnh.
Đối với trường hợp lập quy hoạch đê điều cùng đồng thời với lập QHPCL của tuyến sông có đê thì định mức được tính bằng 80% định mức quy hoạch đê điều lập độc lập.
8.2. Định mức rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê/quy hoạch đê điều
Định mức cho việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê/quy hoạch đê điều được tính trên cơ sở định mức quy hoạch lập mới và áp dụng hệ số điều chỉnh như sau:
M = MQH x K
Trong đó:
M: Định mức rà soát, điều chỉnh QHPCL của tuyến sông có đê/quy hoạch đê điều;
MQH: Định mức QHPCL lập mới của tuyến sông có đê/quy hoạch đê điều;
K: hệ số điều chỉnh, K được xác định theo quy định tại Bảng 1.4.
Như vậy, theo quy định trên thì định mức cho việc lập nội dung quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều cho vùng quy hoạch thực tế được tính theo công thức sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?