Thành phần của hàng hóa đã chiếu xạ, đã áp dụng kỹ thuật biến đổi gen thì việc ghi thông số kỹ thuật, thông tin cảnh cáo như thế nào?
- Thành phần của hàng hóa là gì?
- Thành phần của hàng hóa đã chiếu xạ, đã áp dụng kỹ thuật biến đổi gen thì việc ghi thông số kỹ thuật, thông tin cảnh cáo như thế nào?
- Lượng nước đưa thêm vào làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến và tồn tại trong sản phẩm, hàng hóa thì ghi thành phần của hàng hóa như thế nào?
Thành phần của hàng hóa là gì?
Thành phần của hàng hóa được giải thích tại khoản 12 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:
Thành phần của hàng hóa là các nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi;
Theo đó, thành phần của hàng hóa là các nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.
Thành phần của hàng hóa là gì? (Hình từ Internet)
Thành phần của hàng hóa đã chiếu xạ, đã áp dụng kỹ thuật biến đổi gen thì việc ghi thông số kỹ thuật, thông tin cảnh cáo như thế nào?
Thành phần của hàng hóa đã chiếu xạ, đã áp dụng kỹ thuật biến đổi gen thì việc ghi thông số kỹ thuật, thông tin cảnh cáo được thực hiện theo khoản 7 Điều 17 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:
Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo
1. Thông số kỹ thuật và dung sai của thông số này (nếu có), thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp không có quy định cụ thể, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định thông số kỹ thuật, dung sai và thông tin cảnh báo. Thông tin cảnh báo ghi trên nhãn bằng chữ, bằng hình ảnh hoặc bằng các ký hiệu theo thông lệ quốc tế và quy định liên quan.
Giá trị khoảng dung sai được thể hiện trên nhãn phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì không được ghi theo hướng tạo lợi thế cho chính hàng hóa đó.
2. Hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi các thông số kỹ thuật cơ bản.
3. Thuốc dùng cho người, vắc xin, sinh phẩm y tế, chế phẩm sinh học phải ghi:
a) Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc (nếu có);
b) Số giấy đăng ký lưu hành thuốc, số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, dạng bào chế, quy cách đóng gói;
c) Các dấu hiệu cần lưu ý cho từng loại thuốc theo quy định hiện hành.
4. Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật phải ghi:
a) Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc (nếu có);
b) Số đăng ký, số lô sản xuất, dạng bào chế, quy cách đóng gói;
c) Các dấu hiệu cần lưu ý cho từng loại thuốc theo quy định hiện hành.
5. Đối với thực phẩm ghi giá trị dinh dưỡng thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thể hiện giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa bảo đảm thể hiện khoảng giá trị dinh dưỡng tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng.
6. Thành phần hoặc chất trong thành phần phức hợp của hàng hóa thuộc loại đặc biệt có sử dụng chất bảo quản mà đã quy định liều lượng sử dụng và xếp trong danh sách gây kích ứng, độc hại đối với người, động vật và môi trường phải ghi tên chất bảo quản kèm theo các thành phần này.
7. Hàng hóa hoặc thành phần của hàng hóa đã chiếu xạ, đã áp dụng kỹ thuật biến đổi gen ghi theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
8. Thông số kỹ thuật; thông tin cảnh báo của hàng hóa có cách ghi khác với quy định tại Điều này thì ghi theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan.
Theo đó, hành phần của hàng hóa đã chiếu xạ, đã áp dụng kỹ thuật biến đổi gen ghi thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Lượng nước đưa thêm vào làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến và tồn tại trong sản phẩm, hàng hóa thì ghi thành phần của hàng hóa như thế nào?
Lượng nước đưa thêm vào làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến và tồn tại trong sản phẩm, hàng hóa thì ghi thành phần của hàng hóa theo Phụ lục IV Kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP, khoản 3 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP như sau:
STT | TRƯỜNG HỢP | CÁCH GHI |
1 | Lượng nước đưa thêm vào làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến và tồn tại trong sản phẩm, hàng hóa. | Ghi là một thành phần của hàng hóa đó. |
2 | Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng. | Ví dụ: Trên nhãn ghi riêng cụm từ “Hàm lượng Can xi cao” thì phải ghi hàm lượng Can xi là bao nhiêu. |
3 | Đồ gia dụng kim khí, đồ dùng được chế tạo từ một loại nguyên liệu chính quyết định giá trị sử dụng thì phải ghi tên thành phần nguyên liệu chính cùng với tên hàng hóa và không phải ghi thành phần và thành phần định lượng. | Ví dụ: Hàng hóa có tên ghi trên nhãn là chậu nhựa, giày da, chiếu trúc, ghế sắt, khăn giấy, đệm cao su, bình sứ thì không phải ghi thành phần và thành phần định lượng. |
Như vậy, lượng nước đưa thêm vào làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến và tồn tại trong sản phẩm, hàng hóa thì ghi là một thành phần của hàng hóa đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?