Thành lập doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe thì thành viên góp vốn có được dùng vốn vay từ tổ chức khác để góp vốn không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn bao nhiêu năm?
- Thành lập doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe thì thành viên góp vốn có được dùng vốn vay từ tổ chức khác để góp vốn không?
- Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe có vốn điều lệ thấp hơn mức tối thiểu quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn bao nhiêu năm?
Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
...
2. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm; nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
c) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ được phép kinh doanh một loại hình bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh bảo hiểm sức khỏe;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài kinh doanh các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống.
Theo đó, các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe kinh doanh.
Thành lập doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe thì thành viên góp vốn có được dùng vốn vay từ tổ chức khác để góp vốn không? (Hình từ Internet)
Thành lập doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe thì thành viên góp vốn có được dùng vốn vay từ tổ chức khác để góp vốn không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về điều kiện chung cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Điều kiện chung cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
1. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập:
a) Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp; trường hợp tham gia góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thì phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mới phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Luật này.
2. Điều kiện về vốn:
a) Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
b) Cổ đông, thành viên góp vốn thành lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.
...
Theo đó, thành viên góp vốn để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe không được sử dụng vốn vay của tổ chức khác để góp vốn.
Ngoài ra, thành viên góp vốn để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe không được sử dụng nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.
Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe có vốn điều lệ thấp hơn mức tối thiểu quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về vốn như sau:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về vốn
1. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn pháp định theo quy định của pháp luật, quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10;
b) Vốn điều lệ được góp thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của pháp luật, quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15;
c) Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của pháp luật, quy định tại khoản 3 Điều 138 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15; mức vốn hoạt động thấp hơn mức vốn thành lập tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 21/2023/NĐ-CP;
d) Không duy trì tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của pháp luật, quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng một phần hoặc toàn bộ nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, mức phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng sẽ áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe có vốn điều lệ được góp thấp hơn mức tối thiểu theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thơ 4 chữ là thể loại gì? Cách gieo vần thơ 4 chữ? Tác dụng của thể thơ 4 chữ? Biết làm thơ 4 chữ hoặc 5 chữ là yêu cầu của học sinh lớp mấy?
- Mẫu tờ trình đề nghị công nhận đại học vùng, đại học quốc gia năm 2025 theo Nghị định 125 ra sao?
- Bài thu hoạch Đảng ta thật vĩ đại liên hệ bản thân? Cảm tình Đảng học bao lâu? Tài liệu học cảm tình Đảng?
- Khi có quyết định chấm dứt nuôi con nuôi thì con nuôi có mặc định giao lại cho cha mẹ đẻ không?
- Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp THPT mới nhất 2025? Thủ tục xét công nhận tốt nghiệp THPT 2025?