Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần có điều kiện gì? Tốt nghiệp ngành hướng dẫn du lịch có mở công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được không?
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là gì?
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần có điều kiện gì?
- Tốt nghiệp ngành hướng dẫn du lịch có mở công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được không?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa gồm những gì?
Kinh doanh dịch vụ lữ hành
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?
Khoản 9 Điều 3 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
“Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.”
Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là gì?
Hiện nay Luật du lịch 2017 chưa có định nghĩa về kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 10 Luật Du lịch 2017 quy định về khách du lịch nội địa như sau:
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.”
Từ đó, ta có thể hiểu kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho công dân việt nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam
Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần có điều kiện gì?
Khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa như sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa (Điểm này được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL).
Ngoài ra mức ký quỹ đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hiện nay là 20 triệu đồng giảm 80 triệu đồng so với trước đây (khoản 1 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP).
Tốt nghiệp ngành hướng dẫn du lịch có mở công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được không?
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Và tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL quy quy định chuyên ngành về lữ hành bao gồm:
“a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b) Quản trị lữ hành;
c) Điều hành tour du lịch;
d) Marketing du lịch;
đ) Du lịch;
e) Du lịch lữ hành;
g) Quản lý và kinh doanh du lịch;
h) Quản trị du lịch MICE;
i) Đại lý lữ hành;
k) Hướng dẫn du lịch;
l) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực;
m) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.’’
Do đó, bạn tốt nghiệp đại học chuyên ngành hướng dẫn du lịch hoàn toàn có đủ điều kiện góp vốn để mở công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nếu bạn nắm giữ các chức danh theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL.
Trình tự thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Du lịch 2017 thì hồ sơ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định (Mẫu số 04 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL)
Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật này.
Trình tự thủ tục
Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở văn hóa thể thao và du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Phí cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 33/2018/TT-BTC là 3 triệu đồng tuy nhiên hiện nay ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid nên từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/06/2022 phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa sẽ được giảm 50% chỉ còn lại 1,5 triệu đồng (Điều 1 Thông tư 120/2021/TT-BTC).
Sau ngày này mức thu phí cấp giấy phép sẽ trở lại theo quy định tại Thông tư 33.
Tải về mẫu giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?