Thân nhân của người có công với cách mạng có được hưởng chế độ thờ cúng hàng năm khi người này từ trần không?
- Thân nhân của người có công với cách mạng có được hưởng chế độ thờ cúng hàng năm khi người này từ trần không?
- Chế độ ưu đãi thân nhân người có công với cách mạng nhận được khi người có công với cách mạng từ trần được quy định như thế nào?
- Thân nhân của người có công với cách mạng để hưởng chế độ ưu đãi về mai táng phí, trợ cấp một lần thì cần những hồ sơ, thủ tục gì?
- Thân nhân của người có công với cách mạng để hưởng chế độ ưu đãi về trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì cần những hồ sơ, thủ tục gì?
Thân nhân của người có công với cách mạng có được hưởng chế độ thờ cúng hàng năm khi người này từ trần không?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định về trợ cấp thờ cúng liệt sĩ như sau:
Các chế độ ưu đãi khác
1. Trợ cấp mai táng: mức chi theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp mai táng.
2. Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ: 1.400.000 đồng/01 liệt sĩ/01 năm.
3. Chi tiền ăn thêm ngày lễ, tết đối với thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên: Mức chi 200.000 đồng/01 người/01 ngày; số ngày được chi ăn thêm là ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động, ngày 27 tháng 7 và ngày 22 tháng 12 hằng năm.
...
Theo đó, chế độ thờ cúng hàng năm chỉ được áp dụng cho người có công với cách mạng là liệt sĩ. Mức trợ cấp này là 1.400.000 đồng/01 liệt sĩ/01 năm.
Như vậy, tuy ông bạn là người có công với cách mạng nhưng không phải liệt sĩ nên khi ông bạn từ trần thì gia đình bạn sẽ không được hưởng chế độ thờ cúng hằng năm.
Chế độ ưu đãi thân nhân người có công với cách mạng nhận được khi người có công với cách mạng từ trần được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 như sau:
Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
1. Bảo hiểm y tế đối với vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
2. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với con.
3. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đang hưởng chế độ chết thì thân nhân được hưởng chế độ ưu đãi như sau:
a) Trợ cấp tuất hằng tháng đối với vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp vợ hoặc chồng sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng;
b) Trợ cấp một lần với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng.
4. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này thì thân nhân hoặc người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ.
5. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.
Theo đó, khi người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 chết thì thân nhân được hưởng chế độ ưu đãi được quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 13 nêu trên.
Như vậy, khi người có công với cách mạng từ trần thì thân nhân của người có công với cách mạng sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi bao gồm trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp một lần, trợ cấp mai táng được quy định cụ thể ở khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 13 nêu trên.
Người có công với cách mạng (Hình từ Internet)
Thân nhân của người có công với cách mạng để hưởng chế độ ưu đãi về mai táng phí, trợ cấp một lần thì cần những hồ sơ, thủ tục gì?
Căn cứ Điều 39 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ, thủ tục hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần như sau:
Hồ sơ, thủ tục hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần
1. Hồ sơ
a) Bản khai của đại diện thân nhân (kèm biên bản ủy quyền) hoặc người tổ chức mai táng (Mẫu TT1);
b) Giấy chứng tử;
c) Hồ sơ của người có công với cách mạng;
d) Quyết định trợ cấp và giải quyết mai táng phí (Mẫu TT2).
2. Thủ tục
a) Đại diện thân nhân hoặc người tổ chức mai táng có trách nhiệm lập bản khai kèm bản sao giấy chứng tử, gửi Ủy ban nhân dân, cấp xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này, có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ theo quy định;
c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập phiếu báo giảm và tổng hợp danh sách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này, có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần và ra quyết định.
Theo đó, khi thân nhân của người có công với cách mạng muốn hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần khi người này từ trần thì cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục được quy định tại Điều 39 nêu trên.
Thân nhân của người có công với cách mạng để hưởng chế độ ưu đãi về trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì cần những hồ sơ, thủ tục gì?
Căn cứ Điều 40 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ, thủ tục giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi người có công từ trần như sau:
Hồ sơ, thủ tục giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi người có công từ trần
1. Hồ sơ
a) Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (Mẫu TT1);
b) Bản sao Giấy chứng tử;
c) Hồ sơ của người có công với cách mạng;
d) Quyết định trợ cấp (Mẫu TT2).
2. Thủ tục
a) Thân nhân người có công có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân gửi Ủy ban nhân dân cấp xã kèm bản sao giấy chứng tử.
Trường hợp thân nhân là con dưới 18 tuổi phải có thêm bản sao Giấy khai sinh.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học; nếu đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học thì phải có thêm bản sao Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục trung học phổ thông về thời điểm kết thúc học.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
..
Theo đó, khi thân nhân của người có công với cách mạng muốn hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi người có công với cách mạng từ trần thì chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục được quy định tại Điều 40 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?