Thân nhân của người bị tạm giam tại các cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân là ai? Người bị tạm giam tại các cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân không được thực hiện các hành vi nào?
- Thân nhân của người bị tạm giam tại các cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân là ai?
- Thân nhân đến gặp người bị tạm giam tại các cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân phải xuất trình những giấy tờ gì?
- Người bị tạm giam tại các cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân không được thực hiện các hành vi nào?
Thân nhân của người bị tạm giam tại các cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân là ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nội quy Cơ sở giam giữ trong quân đội nhân dân ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BQP quy định thân nhân của người bị tạm giam như sau:
Quy định đối với thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam
1. Thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam gồm:
a) Vợ hoặc chồng của người bị tạm giữ, tạm giam;
b) Con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp;
c) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ nuôi hợp pháp; bố, mẹ vợ (hoặc chồng);
d) Ông, bà nội hoặc ngoại;
đ) Anh, chị, em ruột;
e) Cháu nội, cháu ngoại của người bị tạm giữ, tạm giam.
...
Theo đó, thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam gồm: Vợ hoặc chồng của người bị tạm giữ, tạm giam; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ nuôi hợp pháp; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); ông, bà nội hoặc ngoại; anh, chị, em ruột; cháu nội, cháu ngoại của người bị tạm giữ, tạm giam.
Người bị tạm giam (Hình từ Internet)
Thân nhân đến gặp người bị tạm giam tại các cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân phải xuất trình những giấy tờ gì?
Theo khoản 1 Điều 10 Nội quy Cơ sở giam giữ trong quân đội nhân dân ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BQP quy định như sau:
Thủ tục thăm gặp, làm việc
1. Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải xuất trình giấy tờ sau:
a) Đơn đề nghị thăm gặp, có xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, tạm giam của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập;
b) Một trong những giấy tờ tùy thân: Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh lực lượng vũ trang hoặc hộ chiếu; trường hợp không có một trong những giấy tờ tùy thân nêu trên thì đơn đề nghị phải được dán ảnh, được Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
...
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giam phải xuất trình các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị thăm gặp, có xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, tạm giam của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập;
- Một trong những giấy tờ tùy thân: Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh lực lượng vũ trang hoặc hộ chiếu; trường hợp không có một trong những giấy tờ tùy thân nêu trên thì đơn đề nghị phải được dán ảnh, được Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Người bị tạm giam tại các cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân không được thực hiện các hành vi nào?
Theo Điều 4 Nội quy Cơ sở giam giữ trong quân đội nhân dân ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BQP quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Vi phạm quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Nội quy cơ sở giam giữ; không chấp hành hoặc cản trở việc chấp hành lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành tạm giữ, tạm giam; trả thù người phản ánh những hành vi sai trái của mình hoặc của người khác.
2. Đe dọa, đánh đập, ức hiếp, làm lây nhiễm vi rút HIV cho người khác, cưỡng đoạt tài sản của người khác, hủy hoại thân thể mình, tự xăm trổ hoặc xăm trổ lên thân thể người khác, đeo đồ vật lên cơ thể.
3. Các hình thức đồng tính luyến ái, quan hệ tình dục.
4. Lập hoặc tham gia hội, băng, nhóm dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Bói toán, cúng lễ, truyền đạo, các hành vi mê tín, dị đoan, đánh bạc dưới mọi hình thức.
6. Ném, vứt bừa bãi đồ ăn, uống; thuê, bắt ép người khác phục vụ mình.
7. Thực hiện hoặc bao che, dung túng, ủng hộ đối với những âm mưu, hành động nhằm trốn khỏi cơ sở giam giữ.
8. Thông tin sai lệch nhằm kích động người khác gây mất trật tự trong cơ sở giam giữ.
9. Giả vờ ốm, đau hoặc không chấp hành chỉ định, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ và cơ sở khám, chữa bệnh.
Theo đó, người bị tạm giam tại các cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân không được thực hiện các hành vi cụ thể nêu trên vì hành vi nêu trên là hành vi bị nghiêm cấm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?