Thẩm tra viên thi hành án dân sự có phải chuyển đổi công tác định kỳ hay không? Thẩm tra viên thi hành án dân sự có trách nhiệm gì?
Thẩm tra viên thi hành án dân sự có phải chuyển đổi công tác định kỳ hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 về vị trí công tác và thời hạn phải định kỳ chuyển đổi như sau:
Vị trí công tác và thời hạn phải định kỳ chuyển đổi
1. Người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải được chuyển đổi vị trí công tác.
2. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.
...
Và căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định 59/2019/NĐ-CP về danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi như sau:
Quy định cụ thể danh mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định cụ thể danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực tại chính quyền địa phương.
2. Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Dẫn chiếu đến quy định tại tiểu mục XII Mục B Phụ lục Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi ban hành kèm theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP về các vị trí sau:
- Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự ở các cấp.
- Thẩm tra viên thi hành án dân sự.
- Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Cải chính tư pháp, chứng nhận tư pháp.
Như vậy, thẩm tra viên thi hành án dân sự thuộc đối tượng phải chuyển đổi công tác định kỳ.
Thẩm tra viên thi hành án dân sự có phải chuyển đổi công tác định kỳ hay không? Thẩm tra viên không chấp hành thì có bị xử lý kỷ luật hạ bậc lương? (Hình từ Internet)
Thẩm tra viên thi hành án dân sự đến hạn chuyển đổi vị trí công tác nhưng chưa chuyển đổi trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Nghị định 59/2019/NĐ-CP thì thẩm tra viên thi hành án dân sự đến thời hạn chuyển đổi vị trí công tác nhưng chưa chuyển đổi khi thuộc những trường hợp sau:
- Đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
- Đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
- ang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Thẩm tra viên thi hành án dân sự có trách nhiệm gì?
Theo quy định tại Điều 68 Nghị định 62/2015/NĐ-CP thì Thẩm tra viên thi hành án dân sự có các trách nhiệm sau đây:
(1) Thẩm tra viên phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, không ngừng phấn đấu, rèn luyện, giữ vững tiêu chuẩn Thẩm tra viên.
(2) Khi tiến hành thẩm tra, kiểm tra, Thẩm tra viên phải tuân thủ các quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng cơ quan về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
(3) Thẩm tra viên không được làm những việc sau đây:
- Việc mà pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật liên quan khác quy định không được làm;
- Thông đồng với đối tượng thẩm tra và những người có liên quan trong việc thẩm tra, kiểm tra làm sai lệch kết quả thẩm tra, kiểm tra;
- Thẩm tra, kiểm tra khi không có quyết định phân công của người có thẩm quyền;
- Can thiệp trái pháp luật vào việc thẩm tra, kiểm tra hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình để tác động đến người có trách nhiệm khi có người đó thực hiện nhiệm vụ thẩm tra, kiểm tra;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thẩm tra, kiểm tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thẩm tra, kiểm tra; bao che cho đối tượng thẩm tra, kiểm tra và những người liên quan;
- Tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu thẩm tra, kiểm tra cho những người không có trách nhiệm khi chưa có kết luận.
(4) Thẩm tra viên không được tham gia thẩm tra, kiểm tra trong trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của những người sau đây:
- Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thẩm tra viên, của vợ hoặc chồng của Thẩm tra viên;
- Cháu ruột mà Thẩm tra viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?