Thẩm tra viên thi hành án dân sự cần có những loại chứng chỉ nào? Công việc cụ thể của chức danh này?
Thẩm tra viên thi hành án dân sự cần có những loại chứng chỉ nào?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm của Thẩm tra viên thi hành án dân sự thuộc Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | ● Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật. ● Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành thi hành án dân sự theo quy định.. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | ● Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | ● Đang giữ ngạch Chuyên viên và tương đương, có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm (36 tháng) trở lên. |
Phẩm chất cá nhân | ● Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. ● Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt. ● Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe. ● Điềm tĩnh, cẩn thận. ● Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập. ● Khả năng đoàn kết nội bộ. ● Phẩm chất khác. |
Các yêu cầu khác | ● Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. ● Nắm vững các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và nghiệp vụ thẩm tra, kiểm tra thi hành án dân sự, nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo. ● Nắm vững quy trình giải quyết công việc, có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu. ● Nắm được tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương liên quan đến công tác thi hành án dân sự. |
Theo đó, Thẩm tra viên thi hành án dân sự cần có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành thi hành án dân sự theo quy định và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.
Thẩm tra viên thi hành án dân sự cần có những loại chứng chỉ nào? Công việc cụ thể của chức danh này? (hình từ internet)
Thẩm tra viên thi hành án dân sự có các công việc cụ thể nào?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Thẩm tra viên thi hành án dân sự thuộc Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định về công việc cụ thể của chức danh này như sau:
Nhiệm vụ, Mảng công việc | Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
Xây dựng văn bản | Tham gia xây dựng dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác, chương trình, kế hoạch, đề tài, đề án liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức thi hành án dân sự. | Các dự thảo Luật, Nghị định, Thông tư, đề tài, đề án, báo cáo, kế hoạch, quy hoạch, chương trình, dự án, tờ trình,... về lĩnh vực thi hành án dân sự, thi hành án hành chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành đúng tiến độ, chất lượng. |
Hướng dẫn | Tham gia hướng dẫn thẩm tra, kiểm tra công tác chuyên môn nghiệp vụ trong toàn quốc (đối với Thẩm tra viên tại Tổng cục Thi hành án dân sự); trong toàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với Thẩm tra viên tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). | Văn bản hướng dẫn được xây dựng theo đúng nội dung quy định, đúng tiến độ và được cấp có thẩm quyền ký ban hành. |
Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ | 1. Thẩm tra hồ sơ các vụ việc đã và đang thi hành do Chấp hành viên thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt hoặc theo sự phân công của cơ quan quản lý thi hành án dân sự; cơ quan thi hành án dân sự; đề xuất hướng giải quyết và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình. 2. Thẩm tra, kiểm tra, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống tổ chức thi hành án dân sự. 3. Thẩm tra thống kê, báo cáo, dữ liệu thi hành án dân sự của Chấp hành viên, của các cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc. 4. Thẩm tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo liên quan đến công tác thi hành án dân sự. 5. Tham mưu trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền đối với những vụ việc đơn giản; tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những vụ việc đơn giản thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự. | Kế hoạch, chương trình, báo cáo và các văn bản khác có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm đúng quy định pháp luật, kịp thời. |
Phối hợp thực hiện nhiệm vụ | 1. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện công tác thẩm tra các vụ việc được phân công theo quy định của pháp luật. 2. Phối hợp thực hiện công việc với các công chức trong đơn vị. | Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác được phát huy hiệu quả cao. |
Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp | 1. Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công. 2. Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định. | Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu. |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân | Xây dựng và thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị và nhiệm vụ được giao. |
Các mối quan hệ công việc của Thẩm tra viên thi hành án dân sự được quy định ra sao?
Bản mô tả vị trí việc làm của Thẩm tra viên thi hành án dân sự thuộc Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định về mối quan hệ công việc của chức danh này như sau:
* Bên trong
Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi | Quản lý trực tiếp (số công chức thuộc quyền quản lý) | Các đơn vị phối hợp chính |
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự/Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục THADS/ Cục trưởng Cục THADS/Chi cục trưởng Chi cục THADS | Các đơn vị thuộc Tổng cục, các cơ quan Thi hành án dân sự |
* Bên ngoài:
Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
- Các đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, các cơ quan Thi hành án dân sự. - Các Bộ, ban ngành, cơ quan ở địa phương có liên quan đến công tác thi hành dân sự, thi hành án hành chính. | - Tham gia các cuộc họp có liên quan. - Cung cấp thông tin theo yêu cầu. - Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn. - Thực hiện báo cáo theo yêu cầu. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?