Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xăng dầu của Thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?
Hành vi nào vi phạm hành chính trong lĩnh vực xăng dầu?
Căn cứ quy định tại Điều 1 Nghị định 99/2020/NĐ-CP thì các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xăng dầu và khí quy định tại Nghị định này bao gồm:
- Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
- Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí quy định tại Nghị định này bao gồm:
+ Hành vi vi phạm trong lĩnh vực dầu khí, thăm dò, khai thác dầu khí (bao gồm việc thực hiện các công việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, thu dọn công trình dầu khí, xây dựng, lắp đặt, vận hành công trình khai thác dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, xử lý và chế biến dầu khí, tàng trữ, vận chuyển sản phẩm dầu khí và dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho các công việc nêu trên);
+ Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu;
+ Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu;
+ Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh khí;
+ Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh khí.
- Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí về bảo vệ môi trường; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá; phòng cháy và chữa cháy tại các công trình dầu khí, cơ sở kinh doanh xăng dầu và khí; đăng ký giá, kê khai giá bán xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); công khai thông tin về giá bán xăng dầu và khí, Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xăng dầu của Thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xăng dầu của Thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 62 Nghị định 99/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xăng dầu của Thanh tra chuyên ngành, cụ thể như sau:
- Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 1.000.000 đồng;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
- Chánh Thanh tra Sở Công Thương, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Trung, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam thuộc Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
- Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:
+ Phạt tiền đến 250.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 500.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này và không vượt quá 140.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
- Chánh Thanh tra Bộ Công Thương, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp và các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:
+ Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu thế nào?
Theo Điều 55 Nghị định 99/2020/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 56 đến Điều 62 của Nghị định này.
- Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong các cơ quan quy định tại Điều 57, Điều 58 và Điều 59 của Nghị định này; công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?