Thẩm quyền xử phạt của trưởng công an cấp huyện đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
- Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền phạt bao nhiêu tiền đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- Trưởng công an cấp huyện có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tuần tra, kiểm soát công khai của cảnh sát giao thông về việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật?
- Quyết định xử phạt bao gồm nhiều lỗi có tổng mức phạt trên 15 triệu thì trưởng công an cấp huyện có đủ thẩm quyền ký không?
- Trưởng công an cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phương tiện nếu như chỉ với một lỗi vi phạm mà mức phạt cao nhất là 22 triệu đồng không?
Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền phạt bao nhiêu tiền đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì:
"4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động có quyền:
...
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;"
Theo đó, Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền phạt bằng hình thức phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Thẩm quyền xử phạt của trưởng công an cấp huyện đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Trưởng công an cấp huyện có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tuần tra, kiểm soát công khai của cảnh sát giao thông về việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật?
Về kế hoạch tuần tra, kiểm soát công khai của cảnh sát giao thông theo quy định tại Điều 14 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành thì:
"Điều 14. Thông báo công khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát
1. Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo công khai các kế hoạch tuần tra, kiểm soát theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, gồm:
a) Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ;
b) Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông;
c) Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên trên tuyến, địa bàn được phân công phụ trách.
2. Hình thức thông báo công khai
a) Niêm yết tại trụ sở tiếp công dân của đơn vị;
b) Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông hoặc Cổng thông tin điện tử của Công an cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông;
c) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
d) Áp dụng các hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung thông báo công khai (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này)
a) Đơn vị làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm;
b) Tuyến đường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm;
c) Loại phương tiện, hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý;
d) Thời gian thực hiện kế hoạch."
Như vậy, trưởng công an cấp huyện có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tuần tra, kiểm soát công khai của cảnh sát giao thông về việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Chiến sĩ cảnh sát giao thông chỉ có thẩm quyền lập biên bản về hành vi vi phạm trong phạm vi kế hoạch tuần tra. Việc ra quyết định xử phạt vẫn thuộc thẩm quyền của Trưởng công an cấp huyện.
Quyết định xử phạt bao gồm nhiều lỗi có tổng mức phạt trên 15 triệu thì trưởng công an cấp huyện có đủ thẩm quyền ký không?
Vấn đề thứ hai, nếu như trong một quyết định xử phạt bao gồm nhiều lỗi có tổng mức phạt trên 15 triệu đồng thì trưởng công an cấp huyện vẫn có thẩm quyền xử phạt, vì thẩm quyền xử phạt của trưởng công an cấp huyện là phạt đối với từng hành vi, nếu như những hành vi vi phạm này mức lỗi xử phạt dưới 15 triệu đồng thì trưởng công an cấp huyện vẫn có thẩm quyền xử phạt (không tính việc xử phạt bằng hình thức cộng tổng số tiền phạt lại). Trưởng công an cấp huyện chỉ không có thẩm quyền xử phạt khi với một lỗi nhưng mức phạt của lỗi đó vượt quá 15 triệu đồng.
Trưởng công an cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phương tiện nếu như chỉ với một lỗi vi phạm mà mức phạt cao nhất là 22 triệu đồng không?
Vấn đề thứ ba, trưởng công an cấp huyện không có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phương tiện trong trường hợp này nếu như chỉ với một lỗi vi phạm mà mức phạt cao nhất là 22 triệu đồng thì trưởng công an cấp huyện không có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phương tiện vì theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người có thẩm quyền xử phạt mới được phép tạm giữ phương tiện (còn nếu tương tự như trường hợp ở vấn đề thứ hai thì vẫn có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phương tiện) .
Việc tạm giữ phương tiện này có thể căn cứ vào khoản 4 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
- Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và được thực hiện như sau:
+ Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 9 Điều này;
+ Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo người có thẩm quyền tạm giữ về tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã tạm giữ để xem xét ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
Trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?