Thẩm quyền quyết định chấp nhận bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài thuộc về cơ quan nào?
- Việc chấp nhận bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài được quy định thế nào?
- Thẩm quyền quyết định chấp nhận bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài thuộc về cơ quan nào?
- Trình tự, thủ tục quyết định chấp nhận bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài được thực hiện thế nào?
Việc chấp nhận bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 48 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài như sau:
Chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm nêu rõ yêu cầu, nội dung chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài; kiến nghị thời điểm đưa ra chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu và hậu quả pháp lý của việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu trong tờ trình Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế trong trường hợp điều ước quốc tế được phép bảo lưu nhưng phải có sự chấp nhận của các bên ký kết đối với bảo lưu được đưa ra.
2. Trong trường hợp bên ký kết nước ngoài đưa ra bảo lưu đối với điều ước quốc tế sau khi cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế thì Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan đề xuất ngay khi nhận được thông tin về việc bên ký kết nước ngoài đưa ra bảo lưu đối với điều ước quốc tế. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Hồ sơ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan đề xuất có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Văn bản điều ước quốc tế;
c) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Theo quy định trên, trong trường hợp bên ký kết nước ngoài đưa ra bảo lưu đối với điều ước quốc tế sau khi cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế thì Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan đề xuất ngay khi nhận được thông tin về việc bên ký kết nước ngoài đưa ra bảo lưu đối với điều ước quốc tế.
Cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình bổ sung về việc chấp nhận bảo lưu sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Hồ sơ trình bổ sung về việc chấp nhận bảo lưu điều ước quốc tế bao gồm tờ trình của cơ quan đề xuất; văn bản điều ước quốc tế và ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Thẩm quyền quyết định chấp nhận bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 49 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về thẩm quyền quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài như sau:
Thẩm quyền quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài
1. Quốc hội quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
2. Chủ tịch nước quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Chủ tịch nước quyết định ký, phê chuẩn hoặc gia nhập.
3. Chính phủ quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Chính phủ quyết định ký, phê duyệt hoặc gia nhập.
4. Việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài phải được thể hiện bằng văn bản.
Như vậy, Quốc hội quyết định chấp nhận bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
Chủ tịch nước quyết định chấp nhận bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Chủ tịch nước quyết định ký, phê chuẩn hoặc gia nhập.
Chính phủ quyết định chấp nhận bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Chính phủ quyết định ký, phê duyệt hoặc gia nhập.
Việc chấp nhận bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài này phải được thể hiện bằng văn bản.
Trình tự, thủ tục quyết định chấp nhận bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 50 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về trình tự, thủ tục quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài như sau:
Trình tự, thủ tục quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài
1. Quốc hội quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế khi phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập điều ước quốc tế đó hoặc sau khi nhận được tờ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu theo trình tự, thủ tục tương tự quy định tại Điều 36 của Luật này.
2. Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế khi quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế đó hoặc sau khi nhận được tờ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu.
Như vậy, trình tự, thủ tục quyết định chấp nhận bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 50 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền đang chuyển là tài khoản gì? Hướng dẫn phương pháp kế toán tài khoản tiền đang chuyển thế nào?
- Công tác thu thập thông tin giá tài sản, hàng hóa dịch vụ có được thực hiện từ nguồn thông tin về giá trúng đấu giá, đấu thầu không?
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?