Thẩm phán kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân về các nội dung gì?
- Thẩm phán kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân về các nội dung gì?
- Sau khi kiểm tra hồ sơ bao lâu thì Tòa án sẽ ra quyết định mở phiên họp quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính?
- Ra quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính như thế nào?
Thẩm phán kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân về các nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định thẩm phán được phân công sẽ thực hiện kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân về các nội dung:
- Tài liệu trong hồ sơ đề nghị theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Trong trường hợp cần thiết thì thẩm phán được phân công có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học và đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính cư trú để làm rõ tình trạng sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống, học tập của họ.
Trường hợp cần thiết được nêu phía trên là trường hợp được quy định tại Điều 3 Nghị quyết 04/2015/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:
Về việc xác định “trường hợp cần thiết” quy định tại khoản 2 Điều 12 và khoản 3 Điều 17 của Pháp lệnh
“Trường hợp cần thiết” quy định tại khoản 2 Điều 12 và khoản 3 Điều 17 của Pháp lệnh là trường hợp Thẩm phán xét thấy cần có thêm ý kiến của chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học; của đại diện chính quyền địa phương, cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện, nhà trường nơi người bị đề nghị là người chưa thành niên học tập; người giám định, người phiên dịch để làm rõ những tình tiết, tài liệu có trong hồ sơ đề nghị, nhưng chưa rõ ràng hoặc còn có ý kiến khác nhau.
Thẩm phán kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân về các nội dung gì? (Hình từ Internet)
Sau khi kiểm tra hồ sơ bao lâu thì Tòa án sẽ ra quyết định mở phiên họp quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định về thời hạn ra quyết định mở phiên họp quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau:
Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ, Thẩm phán phải quyết định về một trong các nội dung sau đây:
a) Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ;
b) Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
c) Mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Theo đó sẽ không căn cứ vào thời điểm thẩm phán kiểm tra hồ sơ và sẽ dựa vào thời điểm thẩm phán được phân công xử lý.
Như vậy sau thời điểm phân công thẩm phán 03 ngày làm việc căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ, thẩm phán phải quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu hồ sơ đủ điều kiện.
Ra quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính như thế nào?
Tại Điều 16 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định như sau:
Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2. Quyết định mở phiên họp phải có các nội dung chính sau đây:
a) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đề nghị;
b) Cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên;
c) Tên cơ quan đề nghị;
d) Biện pháp xử lý hành chính được đề nghị áp dụng;
đ) Ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên họp;
e) Họ và tên Thẩm phán và Thư ký phiên họp;
g) Họ và tên người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị;
h) Họ và tên người phiên dịch;
i) Họ và tên những người khác được yêu cầu tham gia phiên họp.
3. Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi mở phiên họp, quyết định mở phiên họp phải được gửi cho những người quy định tại các điểm a, b, c, g, h và i khoản 2 Điều này và Viện kiểm sát cùng cấp.
Theo đó thì quyết định mở phiên họp sẽ có các nội dung theo khoản 2 nêu trên và sẽ được gửi cho những người sau:
- Người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
- Cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên
- Cơ quan đề nghị
- Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị
- Người phiên dịch
- Những người khác được yêu cầu tham gia phiên họp.
- Viện kiểm sát cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?
- http// chonghanggia dangcongsan vn vào thi trực tuyến Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 như thế nào?