Thẩm định dự toán đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ gồm những nội dung nào?
- Dự toán đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
- Thẩm định dự toán đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ gồm những nội dung nào?
- Dự toán của dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ được điều chỉnh trong những trường hợp nào?
Dự toán đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Dự toán
1. Dự toán là toàn bộ chi phí thực hiện dự án được xác định ở giai đoạn thực hiện đầu tư theo từng dự án cụ thể phù hợp với báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế chi tiết và các yêu cầu công việc khác phải thực hiện.
a) Dự toán là một nội dung trong hồ sơ thiết kế chi tiết; dự toán chi tiết hạng mục đầu tư được duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng;
b) Đối với gói thầu hỗn hợp, dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết;
c) Trường hợp sử dụng thiết kế điển hình, dự toán được xác định trên cơ sở dự toán của thiết kế điển hình quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này.
2. Nội dung dự toán gồm các chi phí: chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư, chi phí khác và chi phí dự phòng.
a) Chi phí xây lắp:
Chi phí xây lắp được xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở định mức, phương pháp lập định mức theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và các quy định có liên quan.
b) Chi phí thiết bị được xác định trên cơ sở số lượng, chủng loại thiết bị cần mua sắm và giá thiết bị trên thị trường. Chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ được xác định theo phương pháp so sánh hoặc phương pháp chuyên gia hoặc phương pháp tính chi phí hoặc theo báo giá thị trường hoặc kết hợp các phương pháp. Chi phí lắp đặt, cài đặt thiết bị, tạo lập cơ sở dữ liệu, đào tạo hướng dẫn sử dụng, quản trị, vận hành; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; chi phí triển khai, hỗ trợ, quản trị, vận hành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án trước khi nghiệm thu bàn giao (nếu có) và các chi phí khác có liên quan (nếu có) được xác định bằng cách lập dự toán;
c) Chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư được xác định trên cơ sở đinh mức chi phí theo tỷ lệ hoặc bằng cách lập dự toán;
d) Chi phí khác bao gồm các chi phí chưa quy định tại các điểm a, b và c khoản này và được xác định bằng cách lập dự toán hoặc theo định mức chi phí theo tỷ lệ;
đ) Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian đầu tư của dự án.
3. Việc áp dụng các phương pháp lập dự toán, tính chi phí, xác lập định mức, đơn giá trong từng thời kỳ và quản lý chi phí được thực hiện theo các công bố, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông công bố đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
5. Nội dung hồ sơ phục vụ xác định chi phí và phương pháp xác định chi phí phần mềm nội bộ, kiểm thử phần mềm nội bộ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, dự toán là toàn bộ chi phí thực hiện dự án được xác định ở giai đoạn thực hiện đầu tư theo từng dự án cụ thể phù hợp với báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế chi tiết và các yêu cầu công việc khác phải thực hiện.
Nội dung dự toán gồm các chi phí: chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư, chi phí khác và chi phí dự phòng được quy định cụ thể trên.
Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (Hình từ Internet)
Thẩm định dự toán đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 29 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán
...
2. Nội dung thẩm định dự toán
a) Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế chi tiết và khối lượng dự toán;
b) Sự phù hợp của việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, mức chi, đơn giá; việc vận dụng định mức, đơn giá, phương pháp tính, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định.
3. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định và được phép thuê tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm thực hiện thẩm tra thiết kế chi tiết và dự toán để làm cơ sở thẩm định đối với các phần việc mà mình thực hiện, trừ trường hợp dự án thực hiện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
...
Như vậy thẩm định dự toán đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ gồm những nội dung sau đây:
- Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế chi tiết và khối lượng dự toán;
- Sự phù hợp của việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, mức chi, đơn giá; việc vận dụng định mức, đơn giá, phương pháp tính, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định.
Dự toán của dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ được điều chỉnh trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp điều chỉnh dự toán
1. Chủ đầu tư tổ chức lập dự toán điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại Điều 23 và khoản 1 Điều 30 Nghị định này.
2. Trường hợp thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán (bao gồm cả chi phí dự phòng) nhưng không vượt tổng mức đầu tư hoặc dự toán (đối với trường hợp dự án thực hiện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) đã được phê duyệt, chủ đầu tư tự tổ chức điều chỉnh dự toán các hạng mục đầu tư của dự án.
3. Tùy điều kiện cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thể thuê các tổ chức, cá nhân thực hiện lập dự toán điều chỉnh.
4. Nội dung dự toán điều chỉnh được chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định là một phần của hồ sơ thiết kế chi tiết.
Như vậy dự toán của dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ được điều chỉnh trong 04 trường hợp sau đây:
- Chủ đầu tư tổ chức lập dự toán điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại Điều 23 và khoản 1 Điều 30 Nghị định này.
- Trường hợp thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán (bao gồm cả chi phí dự phòng) nhưng không vượt tổng mức đầu tư hoặc dự toán (đối với trường hợp dự án thực hiện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) đã được phê duyệt, chủ đầu tư tự tổ chức điều chỉnh dự toán các hạng mục đầu tư của dự án.
- Tùy điều kiện cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thể thuê các tổ chức, cá nhân thực hiện lập dự toán điều chỉnh.
- Nội dung dự toán điều chỉnh được chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định là một phần của hồ sơ thiết kế chi tiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?