Thạc sĩ là gì? Giáo dục trình độ thạc sĩ trong khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân có mấy định hướng?
Thạc sĩ là gì?
Thạc sĩ là học vị được cấp cho người hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học tại các trường đại học, sau khi đã có bằng cử nhân (đại học). Chương trình Thạc sĩ thường yêu cầu người học nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể, nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên thường phải viết luận văn hoặc thực hiện một dự án nghiên cứu để bảo vệ trước hội đồng, tùy theo yêu cầu của từng ngành học.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý:
Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 2 Quyết định 1981/QĐ-TTg năm 2016 thì thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ theo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được quy định là tương đương 1 đến 2 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo.
Thạc sĩ là gì? Giáo dục trình độ thạc sĩ trong khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân có mấy định hướng? (Hình từ Internet)
Giáo dục trình độ thạc sĩ trong khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân có mấy định hướng?
Giáo dục trình độ thạc sĩ trong khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân có mấy định hướng thì căn cứ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Quyết định 1981/QĐ-TTg năm 2016 như sau:
Tiêu chuẩn đầu vào, thời gian học tập và cơ hội học tập tiếp theo của các cấp học và trình độ đào tạo
...
4. Giáo dục đại học:
a) Giáo dục trình độ đại học và giáo dục trình độ thạc sĩ có 2 định hướng: nghiên cứu và ứng dụng; giáo dục trình độ tiến sĩ theo định hướng nghiên cứu.
Các chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có mục tiêu và nội dung theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.
...
Như vậy, theo quy định thì giáo dục trình độ thạc sĩ trong khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân có 2 định hướng, bao gồm:
(1) Thạc sĩ định hướng nghiên cứu;
(2) Thạc sĩ định hướng ứng dụng.
Lưu ý:
- Các chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có mục tiêu và nội dung theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.
- Các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng có mục tiêu và nội dung theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.
- Các chương trình đào tạo phải bảo đảm khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
TẢI VỀ Sơ đồ khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân
Trong khung trình độ quốc gia Việt Nam thì Thạc sĩ bậc mấy?
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 1 Quyết định 1982/QĐ-TTg năm 2016 như sau:
Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam với những nội dung sau đây:
...
4. Cấu trúc:
Cấu trúc Khung trình độ quốc gia Việt Nam như sau:
a) Bậc trình độ:
Bao gồm 8 bậc: Bậc 1 - Sơ cấp I; Bậc 2 - Sơ cấp II, Bậc 3 - Sơ cấp III, Bậc 4 - Trung cấp; Bậc 5 - Cao đẳng; Bậc 6 - Đại học; Bậc 7 - Thạc sĩ; Bậc 8 - Tiến sĩ.
...
Như vậy, trong khung trình độ quốc gia Việt Nam thì Thạc sĩ thuộc bậc 7.
Lưu ý:
Bậc trình độ - Bậc 7 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam được mô tả nội dung tại điểm g khoản 5 Điều 1 Quyết định 1982/QĐ-TTg năm 2016 như sau:
+ Xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu, rộng ở mức độ làm chủ kiến thức trong phạm vi của ngành đào tạo; có kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và tiên tiến;
+ Kỹ năng nghiên cứu phát triển, đổi mới và sử dụng các công nghệ phù hợp trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp; kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức trong các lĩnh vực chuyên môn, có khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường nghề nghiệp thay đổi; có khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và khả năng quản lý, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp.
+ Bậc 7 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 60 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp đại học.
+ Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 7 được cấp bằng thạc sĩ.
+ Người có bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo có khối lượng học tập tối thiểu 150 tín chỉ, đáp ứng chuẩn đầu ra tương đương Bậc 7 được công nhận có trình độ tương đương Bậc 7.
TẢI VỀ Bảng mô tả khung trình độ quốc gia Việt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm những nội dung nào theo quy định?
- Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng là khu vực nào? Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng có cửa riêng không?
- Hàng tiêu dùng nội bộ không phải xuất hóa đơn trong trường hợp nào? Hàng tiêu dùng nội bộ có được sử dụng hóa đơn điện tử không?
- Việc xây dựng bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày tháng năm nào theo Nghị định 71?
- Hương ước quy ước được thể hiện dưới hình thức nào? Hương ước quy ước thông qua khi nào theo quy định?