Tết trâu, Tết bò là gì? Được tổ chức vào mùng mấy Tết Âm lịch? Hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc trâu bò bao nhiêu tiền?

Tết trâu, Tết bò là gì? Tết trâu, Tết bò được tổ chức vào mùng mấy Tết Âm lịch? Cơ sở chăn nuôi được nhận hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc trâu bò bao nhiêu tiền? Số ngày nghỉ Tết Âm lịch theo luật lao động?

Tết trâu, Tết bò là gì? Tết trâu, Tết bò được tổ chức vào mùng mấy Tết Âm lịch?

"Tết trâu" và "Tết bò" là những cách gọi dân gian thể hiện thời điểm ăn Tết muộn sau Tết Nguyên đán chính thức. Cụ thể:

"Tết trâu" thường rơi vào ngày mùng 4 Tết Âm lịch. Theo truyền thống, đây là ngày người nông dân cho trâu nghỉ ngơi, không làm việc và cho ăn uống tử tế để cảm ơn trâu đã giúp họ cày cấy suốt năm qua. Họ thường tắm rửa sạch sẽ cho trâu, trang trí bằng những dải vải đỏ và cho ăn những món ngon như cám, rơm tươi.

"Tết bò" thường được tổ chức vào ngày mùng 5 Tết Âm lịch, tương tự như Tết trâu nhưng dành cho bò. Ở những vùng dùng bò để cày ruộng thay vì trâu, người dân sẽ cho bò nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt vào ngày này.

Những phong tục này thể hiện văn hóa tri ân của người Việt đối với những con vật đã giúp đỡ họ trong công việc đồng áng. Mặc dù ngày nay, với sự phát triển của cơ giới hóa nông nghiệp, những phong tục này không còn phổ biến như xưa, nhưng vẫn được nhắc đến như một nét đẹp văn hóa truyền thống.

*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Tết trâu, Tết bò là gì? Được tổ chức vào mùng mấy Tết Âm lịch? Hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc trâu bò bao nhiêu tiền?

Tết trâu, Tết bò là gì? Được tổ chức vào mùng mấy Tết Âm lịch? Hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc trâu bò bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Cơ sở chăn nuôi được nhận hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc trâu bò bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Hỗ trợ phối giống nhân tạo đối với trâu, bò, lợn
1. Đối tượng được hỗ trợ
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi và được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình hỗ trợ phối giống nhân tạo gia súc.
2. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 100% chi phí về vật tư phối giống nhân tạo gia súc gồm tinh đông lạnh, Nitơ lỏng, găng tay và dụng cụ dẫn tinh để phối giống cho trâu, bò cái; tối đa 03 liều tinh/lần có chửa đối với trâu, bò sữa và 02 liều tinh/lần có chửa đối với bò thịt.
b) Hỗ trợ 100% chi phí về liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái; mức hỗ trợ tối đa 02 liều tinh/lần phối giống và tối đa 06 liều tinh/nái/năm.
c) Hỗ trợ chi phí cho cá nhân được đào tạo về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò) theo chi phí thực tế tối đa 02 tháng lương cơ bản/người/khóa.
d) Hỗ trợ một lần không quá 30% chi phí mua bình chứa Nitơ lỏng bảo quản tinh cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò); mức hỗ trợ tối đa không quá 05 triệu đồng/bình/người.
đ) Hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò), mức hỗ trợ tối đa không quá 300.000 đồng/con phối giống có chửa.
...

Theo quy định nêu trên, cơ sở chăn nuôi sẽ được nhà nước hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò) với mức hỗ trợ tối đa không quá 300.000 đồng/con phối giống có chửa.

Lưu ý: Điều kiện để cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc trâu bò quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện được hỗ trợ.

Theo đó, cơ sở chăn nuôi phải đáp ứng quy định tại Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 và Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 và đã thực hiện nghiệm thu kết quả phối giống nhân tạo gia súc. Cụ thể,

- Cơ sở chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

+ Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

+ Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

+ Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

- Cơ sở chăn nuôi có quyền sau đây (khoản 1 Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018):

+ Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật Chăn nuôi 2018 được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;

+ Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;

+ Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;

+ Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;

+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

- Cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây (khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018):

+ Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật Chăn nuôi 2018;

+ Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;

+ Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.

Số ngày nghỉ Tết Âm lịch theo luật lao động?

Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định các ngày nghỉ lễ tết trong năm của người lao động như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định nêu trên, người lao động được nghỉ Tết Âm lịch 5 ngày liên tục.

Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch.

Tết Âm lịch
Tết trâu bò
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Năm Ất Tỵ 2025 tuổi nào xông đất tốt? Hướng dẫn cách chọn người xông đất, xông nhà năm Ất Tỵ 2025?
Pháp luật
Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 toàn quốc? Xem bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 63 tỉnh thành ở đâu?
Pháp luật
30 Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hà Nội? Bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hà Nội lúc mấy giờ?
Pháp luật
Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
Pháp luật
Lịch bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 Quảng Trị? Quảng trị bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 ở đâu, mấy giờ?
Pháp luật
Lịch bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 HCM? Mấy giờ bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 TPHCM? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TPHCM ở đâu?
Pháp luật
Cúng xe cuối năm ngày nào tốt năm 2025? Cúng xe cuối năm cần những gì? Lễ vật cúng xe cuối năm?
Pháp luật
Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
Pháp luật
5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
Pháp luật
Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Tuyên Quang? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Tuyên Quang?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tết Âm lịch
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
33 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tết Âm lịch Tết trâu bò

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tết Âm lịch Xem toàn bộ văn bản về Tết trâu bò

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào