Tết Ông Công Ông Táo là gì? Có tổ chức bắn pháo hoa vào ngày Tết Ông Công Ông Táo theo quy định hay không?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau Tết Ông Công Ông Táo là gì? Có tổ chức bắn pháo hoa vào ngày Tết Ông Công Ông Táo hay không? Cúng Ông Công Ông Táo có phải là hành vi mê tín dị đoan hay không? Câu hỏi của anh T.L.Q đến từ Hà Nội.

Tết Ông Công Ông Táo là gì? Có tổ chức bắn pháo hoa vào ngày Tết Ông Công Ông Táo hay không?

Tết ông Công ông Táo là ngày lễ quan trọng trong năm trước ngày tết Nguyên đán.

Ngày ông Công ông Táo hằng năm là 23 tháng Chạp (âm lịch).

Nguồn gốc ngày Tết ông Công ông Táo

Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt cổ chuyển hóa thành sự tích “Hai ông một bà” - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Ý nghĩa ngày Tết ông Công ông Táo

Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc với Ngọc Hoàng những việc xảy ra trong gia đình.

Đến đêm giao thừa, Táo quân mới quay về hạ giới để tiếp tục công việc của mình.

Từ lâu, Tết ông Công ông Táo đã trở thành một ngày lễ quan trọng trước tết Nguyên đán của người dân Việt Nam.

Mâm cơm cúng trong ngày này cũng để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đây cũng là dịp để mọi người trở về sum họp gia đình, quây quần bên nhau.

Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP về các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ như sau:

- Tết Nguyên đán

+ Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

+ Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.

- Giỗ Tổ Hùng Vương

+ Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;

+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.

- Ngày Quốc khánh

+ Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.

- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

+ Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;

+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.

- Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)

+ Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.

- Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

+ Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

+ Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.

- Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Như vậy, theo quy định trên thì có thể thấy rằng, nước ta chỉ tổ chức bắn pháo hoa nổ vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán mà không có quy định cụ thể về việc có tổ chức bắn pháo hoa vào ngày Tết Ông Công Ông Táo hay không.

Tuy nhiên, việc "tổ chức bắn pháo hoa vào ngày Tết Ông Công Ông Táo" có thể được tổ chức khi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP).

Tết Ông Công Ông Táo là gì?

Tết Ông Công Ông Táo là gì? (Hình từ Internet)

Cúng Ông Công Ông Táo trong dịp Tết Ông Công Ông Táo có phải là hành vi mê tín dị đoan hay không?

Như đã phân tích ở trên thì, Tết ông Công ông Táo nhằm ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Vào dịp này, các gia đình thường làm mâm cỗ để tiễn ông Công ông Táo về trời.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL như sau:

Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.
...

Thêm vào đó, tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP như sau:

Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:
...
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;

Từ các quy định trên có thể thấy rằng, theo quan niệm dân gian từ ngàn xưa cho đến nay thì việc cúng ông Công ông Táo là một phong tục, nét đẹp văn hóa của người Việt Nam với mục đích bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần.

Đồng thời, cũng là dịp để mọi người trở về sum họp gia đình, quây quần bên nhau.

Như vậy, việc cúng Ông Công Ông Táo có phải là hành vi mê tín dị đoan hay không còn tùy thuộc vào mục đích của mỗi cá nhân.

Trong trường hợp các cá nhân lợi dụng việc cúng Ông Công Ông Táo để trục lợi hoặc truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái thì đây có thể được xem là hành vi mê tín dị đoan và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

- Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.

- Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

Pháo hoa TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN PHÁO HOA
Tết nguyên đán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chi tiết bảng giá pháo hoa Bộ Quốc phòng mới nhất 2024?
Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh 63 tỉnh thành chính thức? Học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mấy ngày?
Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 các trường đại học cập nhật mới nhất? Lịch nghỉ Tết sinh viên 2025 thế nào?
Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán cả nước tối thiểu là bao nhiêu ngày? Làm việc vào dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán được trả lương thế nào?
Pháp luật
Mẫu thông báo nghỉ Tết Nguyên đán dành cho học sinh tiểu học? Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định khi nào?
Pháp luật
Mẫu Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán dành cho sinh viên? Hướng dẫn viết hoa Tên các ngày tết chuẩn Nghị định 30?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng tổ chức tiệc tất niên cuối năm mới nhất? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày tất niên cuối năm?
Pháp luật
Còn bao nhiêu tháng nữa đến Tết 2025? Mùng 1 Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch, vào thứ mấy trong tuần?
Pháp luật
Phân công giáo viên trực trong dịp Tết Nguyên đán thì giáo viên có được quyền từ chối hay không?
Pháp luật
Tết Nguyên đán 2025 được nghỉ 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội?
Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày đến Tết 2025? Tết 2025 được nghỉ mấy ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Pháo hoa
732 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Pháo hoa Tết nguyên đán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Pháo hoa Xem toàn bộ văn bản về Tết nguyên đán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào