Tên và trụ sở của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào? Ban kiểm soát của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Tên và trụ sở của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Tên và trụ sở của tổ chức tài chính vi mô
Điều 16 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về tên và trụ sở của tổ chức tài chính vi mô như sau:
(1) Tên của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan. Tên của tổ chức tài chính vi mô được đặt phù hợp với hình thức pháp lý, loại hình tương ứng như sau:
a) Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tên riêng;
b) Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn và tên riêng.
(2) Trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng các quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các điều kiện sau:
a) Là nơi làm việc của Hội đồng thành viên, Ban điều hành, được ghi trong Giấy phép và đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm tên tòa nhà, số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);
c) Đảm bảo an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
Có thể thấy, tên và trụ sở của tổ chức tài chính vi mô cần phải đáp ứng nhiều điều kiện được quy định tại Luật Doanh nghiệp và các văn bản khác có liên quan.
Tổ chức tài chính vi mô có cần phải có Ban kiểm soát hay không?
Xét cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tài chính vi mô tại Điều 18 Thông tư 03/2018/TT-NHNN:
- Tổ chức tài chính vi mô phải có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tài chính vi mô bao gồm Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc).
Có thể thấy, Ban kiểm soát là một thành phần không thể thiếu trong bộ máy hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
Thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tài chính vi mô cần đáp ứng điều kiện gì?
Những tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tài chính vi mô được quy định tại Điều 21 Thông tư 03/2018/TT-NHNN:
(1) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), gồm:
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án;
- Người đã bị kết án về tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên;
- Người đã bị kết án về tội xâm phạm sở hữu mà chưa được xoá án tích;
- Cán bộ, công chức, người quản lý từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm từ 50% vốn điều lệ trở lên, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng;
- Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng;
- Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
- Người thuộc đối tượng không được tham gia quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng;
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố doanh nghiệp đó;
- Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 37 của Luật này hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xác định người đó có vi phạm dẫn đến việc tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép;
- Người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được là thành viên Ban kiểm soát của cùng tổ chức tín dụng;
- Người có liên quan của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên không được là Tổng giám đốc (Giám đốc) của cùng tổ chức tín dụng.
- Người phải chịu trách nhiệm theo kết luận thanh tra dẫn đến việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
(2) Có bằng đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật và có ít nhất 01 (một) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực có liên quan hoặc có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô.
(3) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liền kề trước thời điểm được bầu.
(4) Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Như vậy, việc quy định tên và trụ sở của tổ chức tài chính vi mô phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và các văn bản khác có liên quan. Bên cạnh đó, thành viên Ban kiểm soát cũng cần đáp ứng nhiều tiêu chuẩn, điều kiện luật định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?