Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam bị xử phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam bị xử phạt như thế nào? Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam có được tiếp tục đi qua lãnh hải Việt Nam hay không? Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền phạt hành chính đối với tổ chức nước ngoài đó hay không? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam bị xử phạt như thế nào?

Tàu, thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam bị xử phạt như thế nào?

Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm các quy định về Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam như sau:

Vi phạm các quy định về đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên các vùng biển, đảo, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thông báo chậm thông tin liên quan tới thiết lập đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển, thiết lập vành đai an toàn xung quanh và tháo dỡ một phần hay toàn bộ thiết bị, công trình trên biển theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo thông tin liên quan tới thiết lập đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển, thiết lập vành đai an toàn xung quanh và tháo dỡ một phần hay toàn bộ thiết bị, công trình trên biển theo quy định.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải và tín hiệu, báo hiệu nguy hiểm thích hợp trong trường hợp thiết bị, công trình trên biển chưa kịp tháo dỡ hoàn toàn vì lý do kỹ thuật hoặc được phép gia hạn.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện xâm phạm vành đai an toàn 500 mét (m) của đảo nhân tạo, thiết bị, công trình biển.
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với bất cứ hành vi nào làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đảo nhân tạo, thiết bị, công trình hợp pháp trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.
...

Theo đó, tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn 500 mét (m) của công trình biển của công trình biển Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức nước ngoài điều khiển phương tiện xâm phạm vành đai an toàn 500 mét (m) của công trình biển Việt Nam mức phạt sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân tức là mức phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP).

Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam có được tiếp tục đi qua lãnh hải Việt Nam hay không?

Theo khoản 8 Điều 13 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm các quy định về Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam như sau:

Vi phạm các quy định về đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên các vùng biển, đảo, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép quy định tại Khoản 6 Điều này;
b) Buộc người, tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, 5 và Khoản 6 Điều này.

Như vậy, người và tàu, thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển bị buộc phải rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam.

Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền phạt hành chính đối với tổ chức nước ngoài điều khiển phương tiện xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam hay không?

Theo khoản 7 Điều 28 Nghị định 162/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam
...
7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, b, c, d, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều 4 Nghị định này.

Theo đó, Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền phạt cảnh cáo và phạt hành chính với mức phạt đến 1.000.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam.

Đây là thẩm quyền phạt hành chính đối với cá nhân, thẩm quyền phạt hành chính đối với tổ chức bằng 02 lần đối với cá nhân tức là Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền phạt hành chính cao nhất đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam (theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP).

Theo đó, đối với tổ chức nước ngoài điều khiển phương tiện xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam, mức phạt hành chính cao nhất có thể lên đến 400.000.000 đồng nên Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền phạt hành chính đối với tổ chức nước ngoài nêu trên.

Tàu thuyền nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tàu thuyền nước ngoài khi di chuyển qua lãnh hải Việt Nam có được quyền phóng máy bay quân sự dò đường hay không?
Pháp luật
Tàu thuyền nước ngoài không treo Quốc kỳ Việt Nam khi hoạt động tại cảng Việt Nam bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Ai có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam khi đang ở trong vùng lãnh hải Việt Nam?
Pháp luật
Tàu thuyền nước ngoài chuyên chở chất độc hại, nguy hiểm đi qua lãnh hải Việt Nam khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại neo đậu trái phép trong lãnh hải Việt Nam bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam được hiểu như thế nào? Nghĩa vụ khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam là gì?
Pháp luật
Tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến hòa bình, an ninh của Việt Nam nếu tàu thuyền đó có hành vi như thế nào?
Pháp luật
Tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển Việt Nam phải có các giấy tờ bản chính nào?
Pháp luật
Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vành đai an toàn của công trình biển Việt Nam bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Tàu thuyền nước ngoài bị từ chối xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cảng Việt Nam trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu thuyền nước ngoài
839 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu thuyền nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàu thuyền nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào