Tàu thủy lưu trú du lịch có được xem là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch không? Muốn kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch phải đáp ứng điều kiện gì?

Tàu thủy lưu trú du lịch có được xem là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch không? Muốn kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch thì phải đáp ứng những điều kiện gì? Người kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch mà không đáp ứng được các điều kiện về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Tàu thủy lưu trú du lịch có được xem là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Luật Du lịch 2017 về các loại cơ sở lưu trú du lịch như sau:

Các loại cơ sở lưu trú du lịch
1. Khách sạn.
2. Biệt thự du lịch.
3. Căn hộ du lịch.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
7. Bãi cắm trại du lịch.
8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Theo quy định trên thì tàu thủy lưu trú du lịch cũng được xem là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật.

Tàu thủy lưu trú du lịch có được xem là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch không?

Tàu thủy lưu trú du lịch có được xem là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch không? (Hình từ internet)

Muốn kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch thì phải đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Du lịch 2017 về điều kiện kinh doanh vụ lưu trú du lịch như sau:

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.

Theo đó, nếu muốn kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch thì phải đáp ứng những điều kiện sau:

- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Mà điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với tàu thủy lưu trú du lịch được quy định tại Điều 25 Nghị định 168/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 5 Nghị định 142/2018/NĐ-CP và có các khoản bị bãi bỏ bởi khoản 5 Điều 5 Nghị định 142/2018/NĐ-CP) như sau:

- Có khu vực đón tiếp khách, phòng ngủ (cabin), phòng tắm, phòng vệ sinh, bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống.

- Điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 22 Nghị định này. Cụ thể là phải có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

Người kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch mà không đáp ứng được các điều kiện về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP về mức xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như sau:

Vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo không đầy đủ các nội dung tới cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Thông báo hoạt động không đúng thời hạn theo quy định;
c) Không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Không thông báo về việc thay đổi tên cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không thông báo về việc thay đổi quy mô cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
d) Không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
đ) Không thông báo về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động;
b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 49 của Luật Du lịch.
...

Theo đó, người kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch phải đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường theo điểm b khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017.

Trường hợp, người kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch mà không đáp ứng được các điều kiện về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

*Lưu ý: Mức xử phạt trên là mức xử phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP)

Ngoài ra, còn bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được (theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP và khoản 10 Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP và bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP).

Tàu thủy lưu trú du lịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với tàu thủy lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Tàu thủy lưu trú du lịch có được xem là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch không? Muốn kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch phải đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Tàu thủy lưu trú du lịch được chia thành mấy hạng và việc xếp hạng tàu thủy lưu trú dựa vào đâu? Hồ sơ công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với tàu thủy lưu trú được quy định ra sao?
Pháp luật
Tàu thủy lưu trú du lịch có bắt buộc phải thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới không?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch không có phòng ngủ thì bị phạt bao nhiêu tiền? Cơ sở bị đình chỉ hoạt động bao nhiêu tháng?
Pháp luật
Niên hạn sử dụng và năm đóng đối với tàu thủy lưu trú du lịch được phép nhập khẩu được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tất cả người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ tại tàu thủy lưu trú du lịch phải biết sơ cứu khi có người gặp nạn đúng không?
Pháp luật
Tàu thủy lưu trú du lịch cần đảm bảo những yêu cầu gì về thiết bị tiện nghi, thiết kế kiến trúc, dịch vụ và mức độ phục vụ, người quản lý, nhân viên phục vụ và thuyền viên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu thủy lưu trú du lịch
395 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu thủy lưu trú du lịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàu thủy lưu trú du lịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào